(KHBD) Giáo án Lịch Sử 10 Bài 10 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 Bài 10 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Lịch Sử 10 Bài 10 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
(Chân trời sáng tạo) Giáo án Lịch Sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng
(Chân trời sáng tạo) Giáo án điện tử Lịch Sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng
(Cánh diều) Giáo án Lịch Sử 10 Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 10 CD
Lưu trữ: Giáo án Lịch Sử 10 Bài 10 (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.
- Nắm được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân.
3. Kĩ năng
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Au, sự ra đời của các thành thị và vai trò của nó.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Những năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giả quyết các vấn đề, năng lực sáng tạo, giao tiếp, thuyết trình, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra: giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của nhân loại.
- Năng lực thực hành bộ môn: Sưu tầm tư liệu, thuyết trình, báo cáo…
II. Chuẩn bị của Giáo viên & học sinh
1. Giáo viên:
Giáo án, tranh ảnh, tư liệu, giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị ở nhà và trình bày trên lớp
2. Học sinh:
chuẩn bị nội dung bài học, sưu tầm tài liệu, thuyết trình trên lớp
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân. Sử dụng tranh ảnh, tư liệu…
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiêm tra bài cũ
Câu hỏi : Lập niên biểu các giai đoạn Lịch sử lớn của Campuchia và Lào (GV có thể chuẩn bị ra giấy trong để chiếu hoặc chuẩn bị ra giấy tơrôki).
Câu hỏi: Là và Campuchia đã đạt được những thành tựu văn hoá gì? Nêu bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hoá của hai dân tộc này?
2. Dẫn dắt bài mới
- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
Từ thế kỷ V, ở Tây Âu cũng đã dần hình thành các quốc gia phong kiến của người Giécman, quan hệ sản xuất phong kiến cũng dần được hình thành và củng cố phát triển, cùng với đó là sự xuất hiện các thành thị trung đại và thế kỷ XI - XII đã có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội châu Âu thời trung đại. Để hiểu quá trình hình thành các vương quốc phong kiến tây Âu diễn ra như thế nào? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao? Nguyên nhân, hoạt động và vai trò của thành thị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lý giải cho những câu hỏi nêu trên?
3. Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu & Phương thức | Dự kiến sản phẩm |
---|---|
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu. |
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu. |
- GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của xã hội cổ đại phương Tây nhất là sự bành trướng và lớn mạnh của đế quốc Rô-ma. GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện sự khủng hoảng của đế quốc Rô-ma thế kỷ III? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý. |
- Thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh, sản xuất sút kém, xã hội rối ren. |
- GV nhấn mạnh: Trong tình hình đó cuối thế kỷ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm. - HS trả lời.GV nhận xét, kết luận. |
- Năm 476, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-man xâm chiếm. |
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm với câu hỏi: + Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã có những việc làm gì? |
- Những việc làm của người Giéc-man: + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt… + Chiếm ruộng đất của người Rô-ma, phong tặng đất đai cho tướng lĩnh, quý tộc, nhà thờ. + Từ bỏ các tông giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ. |
+ Nhóm 2: Tác động của những việc làm đó đối với xã hội phong kiến Tây Âu? - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. Nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý. |
|
+ Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt… Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc người Giéc-man cũng tự xưng vua, tự phong cho nhau các tước vị cao cấp như công tước, bá tước, nam tước, tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ. Người Giéc-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân, đồng thời họ cũng được nhà vua ban ruộng đất. |
|
+ Nhóm 2: Hình thành các giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến, nông nô, cùng với đó là quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành. |
- Các giai cấp mới hình thành: lãnh chúa phong kiến, nông nô → Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu bắt đầu hình thành |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội phong kiến Tây Âu. |
2. Xã hội phong kiến Tây Âu. |
- GV trình bày và phân tích: Đến giữa thế kỷ IX phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở Tây Âu. - GV giải thích khái niệm về lãnh địa bằng việc kết hợp khai thác hình ảnh trong SGK “Lâu đài và thành quách kiên cố của lãnh chúa”. |
- Giữa thế kỷ IX, các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời. Đây là vùng đất đai rộng lớn do quý tộc phong kiến, nhà thờ đứng đầu; là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền. |
- GV chia lớp thành 4 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm như sau: + Nhóm 1: Miêu tả cuộc sống của nông nô trong các lãnh địa? |
- Các giai cấp trong xã hội: + Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị lệ thuộc vào lãnh chúa. + Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. |
+ Nhóm 2: Nêu đặc trưng kinh tế của lãnh địa? |
- Kinh tế lãnh địa đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc. |
+ Nhóm 3: Đời sống chính trị của các lãnh địa? |
- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng… |
+ Nhóm 4: Miêu tả cuộc sống của các lãnh chúa trong lãnh địa? - HS các nhóm đọc SGK thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, chốt ý: + Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. Bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Họ nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có công cụ và gia súc. + Trong sản xuất họ biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, mọi thứ dùng trong lãnh địa đều do nông nô tự sản xuất ra, ít có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài. - GV nhấn mạnh: Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc. + Lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, có tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng…Lãnh chúa còn có thể buộc nhà vua ban cho mình quyền miễn trừ không can thiệp vào lãnh địa của mình. + Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. | |
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện thành thị trung đại. |
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại. |
- GV trình bày: Từ thế kỷ XI ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường được mở rộng không đóng kín trong lãnh địa. Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ như mộc, đồ da, gốm. - GV nêu câu hỏi: Trước sự phát triển của sản xuất, thành thị ra đời như thế nào? - HS đọc SGK trả lời. HS khác bổ sung. - GV nhận xét và chốt ý: Để có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, trao đổi buôn bán, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến song nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán, hình thành các thành thị. - GV trình bày đặc điểm của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp lại với nhau trong các tổ chức gọi là phường hội hay thương hội và đặt ra những quy chế riêng (phường quy) nhằm giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình, đấu tranh chống áp bức sách nhiễu của các lãnh chúa. - GV giới thiệu nội dung bức tranh hình 26 trong SGK “Hội chợ ở Đức” đây là bức tranh thể hiện cảnh mua bán tại hội chợ ở Đức phản ánh sự phát triển của thương nghiệp của xã hội phong kiến Tây Âu lúc bấy giờ. |
- Nguyên nhân thành thị ra đời: + Xuất hiện những tiến đề của nền kinh tế hàng hóa. * Thị trường buôn bán tự do. * Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa. + Thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông – nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán → Hình thành các thành thị. |
- GV hỏi: Nêu vai trò của thành thị? - HS đọc SGK trả lời. - GV nhận xét, chốt ý: Sự phát triển của các ngành thủ công đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do. |
- Vai trò thành thị: + Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. + Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền…Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu. |
4. Hoạt động luyện tập
Yêu cầu HS nêu lại sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu; yêu cầu HS giải thích khái niệm thế nào là lãnh địa? Các giai cấp trong xã hội phong kiến Tây Âu và địa vị của từng giai cấp trong xã hội? Nguyên nhân sự ra đời và vai trò của thành thị trung đại?
V. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đông với Tây Âu.
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực khác:
- Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
- Bài 12: Ôn tập: Lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)