Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Giới thiệu và nhận xét được những tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại và nhà nước đế chế La Mã cổ đại.
- Nêu được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
2. Năng lực:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Kĩ năng đọc hiểu và phân tích thông tin; Năng lực phân tích tư liệu
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được những tác động của điểu kiện tự nhiên đến sự phát triển của Hy Lạp và La Mã cổ đại - mức độ hiểu.
+ Trình bày được những đặc trưng nổi bật của tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại - mức độ hiểu.
+ Kể tên được các nhân vật nổi tiếng; Nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Hy Lạp, La Mã cổ đại còn ảnh hưởng đến thế giới ngày nay - mức độ vận dụng.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: biết cách sử dụng các kiến thức đã học trong bài để giải quyết câu hỏi trong phẩn Luyện tập - Vận dụng.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ trân trọng và đánh giá đúng đắn những cống hiến mang tính tiên phong của người
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án giảng dạy theo phát triển năng lực
- Sách giáo khoa học sinh
- Lược đồ nước Hy Lạp và La Mã cổ đại, hình ảnh minh hoạ.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi và các thiết bị học tập khác theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh đọc trước SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: “Không có sơ sở của văn minh Hy lạp và La Mã cổ đại thì không có châu Âu hiện đại”. Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại được Ăng-ghen đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp, La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Điều kiện tự nhiên.
a. Mục tiêu: HS biết được các yếu tố về tự nhiên
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập Nhiệm vụ 1: GV treo bản đồ thế giới và bản đồ Hy Lạp (theo sách giáo khoa) yêu cầu HS xác định vị trí của Hy Lạp cổ đại trên bản đồ thế giới. |
I. Điều kiện tự nhiên a. Hy Lạp cổ đại - Hi Lạp cổ đại nằm ven biển Địa Trung hải, ở phía Nam bán đảo Ban-căng. Bao gồm: miền lục địa Hy Lạp, miền ven biển Tiểu Á và các đảo trên vùng biển Ê-giê. |
GV yêu cầu HS theo dõi thông tin và kênh hình trong mục a, thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi: ? Nêu đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Hy Lạp cổ đại |
- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp: + Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,... + Địa hình bị chia cắt mạnh bởi biển, núi đồi, cao nguyên,... + Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô. + Có nhiều khoáng sản: đồng, vàng, bạc… |
Nhiệm vụ 2. GV treo bản đồ thế giới và bản đồ La Mã (theo sách giáo khoa) yêu cầu HS xác định vị trí của La Mã cổ đại trên bản đồ thế giới. |
b. La Mã cổ đại - Vị trí địa lí: + Nơi khởi phát của La Mã cổ đại là một thành bang nhỏ nằm ở bán đảo I-ta-li-a; + Đến khoảng thế kỉ II, lãnh thổ La Mã mở rộng ra nhiều khu vực, bao gồm: toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh |
GV yêu cầu HS theo dõi thông tin và kênh hình trong mục a, thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi: ? Nêu đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên La Mã cổ đại |
- Điều kiện tự nhiên của La mã: + Có nhiều đồng bằng lớn, màu mỡ + Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, đảo và quần đảo… + Giàu tài nguyên khoáng sản. |
Nhiệm vụ 3: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi: ? Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có điểm gì giống và khác nhau? |
* Điểm giống nhau: - Nằm sát Địa Trung Hải, có nhiều vũng, vịnh kín gió - Lòng đất nhiều khoáng sản,... * Điểm khác nhau: - Hy Lạp cổ đại: + Đồng bằng nhỏ hẹp, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp + Lãnh thổ chủ yếu thuộc khu vực Tây Âu và ven bờ Tiểu Á. - La Mã cổ đại + Có nhiều đồng bằng rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển; + Thời kì đế chế, lãnh thổ mở rộng ra cả 3 châu lục Á - Âu - Phi |
? Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã? |
- Tác động: + Nhà nước cổ đại hình thành muộn hơn so với phương Đông. Xu hướng hình thành các tiểu quốc nhỏ (do địa hình bị chia cắt) + Thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp. + Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại
a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm và bản chất của các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại.
b. Nội dung: GV nên đưa ra hệ thống câu hỏi; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
II. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại |
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi: |
|
? Nhà nước thành bang có đặc điểm như thế nào? |
- “Nhà nước thành bang”: là những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất trống trọt. - Trong mỗi thành bang có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng. - Mỗi thành bang có bộ máy quyến lực riêng, luật pháp riêng và tài chính riêng. |
? Vì sao ở Hy Lạp lại hình thành nhiều nhà nước thành bang? |
- Nguyên nhân hình thành các nhà nước thành bang: + Do địa hình bị chia cắt mạnh mẽ thành nhiều bán đảo, đồng bằng…. nên không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. + Mặt khác, sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, dân cư tập trung đông đúc lại không cần thiết và chỉ tập trung ở thành thị…. |
? Quan sát cơ đồ tổ chức nhà nước thành bang ở A-ten và cho biết: Kể tên các cơ quan chính trong tổ chức nhà nước A-ten. Cơ quan nào giữ vai trò quan trọng nhất? |
- Các cơ quan chính trong bộ máy nhà nước A-ten là: + Đại hội nhân dân + Hội đồng 500 người + Tòa án 6000 thẩm phán + Hội đồng 10 tướng lĩnh - Cơ quan có vai trò quan trọng nhất là: Đại hội nhân dân |
? Ở A-ten, những ai được tham gia vào Đại hội nhân dân? Bản chất của nền dân chủ ở A-ten là gì? |
- Những thành viên tham gia Đại hội nhân dân là: công dân Nam từ 18 tuổi trở lên (họ đồng thời phải là người có tài sản và có cả cha và mẹ là công dân A-ten) - Bản chất của nền dân chủ ở A-ten là nền dân chủ chủ nô. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại
a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm và bản chất của các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại.
b. Nội dung: GV nên đưa ra hệ thống câu hỏi; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
III. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại |
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi: |
|
? Dựa vào hình 8, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.
|
- Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã: + Đứng đầu đế chế là Hoàng đế - nắm trong tay mọi quyền hành, có quyền lực tối cao. Trên lý thuyết, Hoàng đế sẽ do Viện nguyên lão bầu ra; tuy nhiên, trên thực tế, các vị hoàng đế tương lai thường do chính hoàng đế đương nhiệm lựa chọn. + Dưới hoàng đế là Viện nguyên lão. Viện nguyên lão gồm khoảng 300 người, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. + Dưới viện nguyên lão là Đại hội nhân dân gồm các công dân của La Mã. Tuy nhiên, Đại hội nhân dân chỉ là hình thức. |
? Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước để chế La Mã có điểm gì khác nhau? |
* Điểm khác biệt: - Cơ quan quyền lực cao nhất: + Hy Lạp: Đại hội nhân dân + La Mã: quyền lực tập trung trong tay Hòng đế. - Phạm vi lãnh thổ: + Hy Lạp: hình thành nhiều nhà nước thành bang, mỗi nhà nhà nước có thể chế chính trị khác khau + La Mã: phát triển thành một nhà nước đế chế rộng lớn. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 4.Tìm hiểu mục IV. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
a. Mục tiêu: HS rút ra được thành tựu từng lĩnh vực văn hoá
b. Nội dung: GV có thể chia nhóm cho HS trình bày từng lĩnh vực văn hoá
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
IV. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã |
Nhiệm vụ 1. GV chia nhóm cho HS trình bày từng lĩnh vực văn hoá của Hy Lạp và La Mã cổ đại |
- Biết làm ra lịch (dương lịch). - Chữ viết: sáng tạo ra hệ thống chữ cái La-tinh và chữ số La Mã - Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại. - Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng. - Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. - Kiến trúc - điêu khắc: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ. |
Nhiệm vụ 2: GV cho HS thảo luận câu hỏi: Những thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay? |
- Một số thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã vẫn được sử dụng cho tới ngày nay: + Dương lịch. + Hệ thống chữ số La-mã; mẫu tự La-tin. + Các định lí, định đề khoa học. Ví dụ: Định lí Ta-lét; Định lí P-ta-go; Tiên đề Ơ-cơ-lít… |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập;
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà
c. Sản phẩm: bài tập nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ
+ Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Hoàn thành bài tập trong SBT.
+ Đọc trước nội dung bài 11. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến Đông Nam Á cổ đại
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)