Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài học, HS nắm được: Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trước thế kỉ X.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa.

- Trình bày được những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- Nêu được kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- Lập được biểu đồ, sơ đồ về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí căm thù giặc ngoại xâm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Sơ đồ, lược đồ, hình ảnh về các cuộc khởi nghĩa.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: Chính sách thôn tính, sáp nhập và đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm xoá đi tên đất, tên làng, tiếng nói và phong tục của người Việt gặp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân ta. Một ngàn năm không chịu cúi đầu, lớp lớp các thê hệ “con Rồng cháu Tiên” không ngừng vừng lên đầu tranh giành lại giang sơn gấm vóc và độc lập tự chủ cho dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về các cuộc khởi nghĩa và những nhân vật lịch sử tiêu biểu chúng ta cùng tìm hiểu Bài 16 - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích của cuộc khởi nghĩa; chỉ được trên lược đồ những nét chính về cuộc khởi nghĩa; kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu tóm tắt về lai lịch, quê quán Hai Bà Trưng:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình ảnh trong mục I, trả lời câu hỏi:

 

? Em hãy cho biết nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

- Nguyên nhân:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của người Việt cực khổ.

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Hán ngày càng sâu sắc.

=> Hai bà Trưng dấy binh khởi nghĩa để giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ hình 2, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Diễn biến:

+ Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

+ Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).

+ Sau khi thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

+ Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Trước thế giặc mạnh, Hai Bà Trưng buộc phải rút quân về Hát Môn; Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết (năm 43);

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: ? Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

- Ý nghĩa:

+ Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt.

+ Tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Khởi nghĩa Bà Triệu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu ngắn gọn cho HS về lai lịch, quê quán của Bà Triệu.

- GV yêu cầu đọc thông tin trong mục II, thảo luận và trả lời câu hỏi:

II. Khởi nghĩa Bà Triệu

? Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

- Nguyên nhân:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của người Việt cực khổ

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Ngô ngày càng sâu sắc.

=> Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa để đánh đuổi quân xâm lược Ngô, giành lại quyền tự chủ của người Việt.

? Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa?

- Diến biến chính:

+ Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ.

+ Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.

+ Nhà Ngô đã cử 8000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị dập tắt.

? Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- Ý nghĩa:

+ Tiếp nối truyền thống đấu tranh yêu nước chống ngoại xâm của người Việt

+ Thức tỉnh ý thức dân tộc; tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lý Bí sau này

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân sâu xa, mục đích, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu ngắn gọn về lai lịch, quê quán của Lý Bí:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình trong mục III và trả lời câu hỏi:

III. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân

? Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

- Nguyên nhân:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời sống của người Việt cực khổ

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Lương ngày càng sâu sắc.

=> Lý Bí dấy binh khởi nghĩa để đánh đuổi quân xâm lược Lương, giành lại quyền tự chủ của người Việt.

? Trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

- Diễn biến:

+ Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.

+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua; đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

+ Tháng 5/545, Nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch, xây đựng căn cử và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

+ Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng vương.

+ Năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.

? Cuộc khởi nghĩa Lý Bí có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- Ý nghĩa:

+ Tiếp nối truyền thống đấu tranh yêu nước của người Việt

+ Thức tỉnh tinh thần dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt sau này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 4: Tìm hiểu mục IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về diễn biến khởi nghĩa trên lược đồ; rút ra được ý nghĩa của khởi nghĩa Mai Thúc Loan đối với lịch sử dân tộc.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu về lai lịch, quê quán của Mai Thúc Loan.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, quan sát lược đồ hình 7 và trả lời câu hỏi:

IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

? Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

- Nguyên nhân:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Đường ngày càng sâu sắc.

=> Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa để đánh đuổi quân xâm lược Đường, giành lại quyền tự chủ của người Việt.

? Trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?

- Diễn biến:

+ Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu.

+ Khởi nghĩa lan rộng ra cả nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.

+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

? Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- Ý nghĩa:

+ Tiếp nối truyền thống đấu tranh yêu nước của người Việt

+ Thức tỉnh tinh thần dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt sau này

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 5: Tìm hiểu mục V. Khởi nghĩa Phùng Hưng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên nhân, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu về lai lịch, quê quán của Phùng Hưng.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục V và trả lời câu hỏi:

V. Khởi nghĩa Phùng Hưng

? Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

- Nguyên nhân:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Đường ngày càng sâu sắc.

=> Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa để đánh đuổi quân xâm lược Đường, giành lại quyền tự chủ của người Việt.

? Trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?

- Diễn biến:

+ Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Sau đó quân khởi nghĩa kéo về vây chiếm Tống Bình, sắp xếp việc cai trị trong 9 năm thì bị nhà Đường đàn áp.

? Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- Ý nghĩa:

+ Tiếp nối truyền thống đấu tranh yêu nước của người Việt

+ Thức tỉnh tinh thần dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt sau này.

?Tại sao nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bố Cái Đại vương?

- Nhớ công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là Vua Bố Mẹ “Bố Cái Đại Vương” (“bố” có nghĩa là cha; “cái” có nghĩa là mẹ).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới

* DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Xem trước bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên