Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 3: Thời gian trong lịch sử
Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 3: Thời gian trong lịch sử
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Mộ số khái niệm: âm lịch, dương lịch, công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ…
- Cách tính thời thời gian trong lịch sử.
- Cách độc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng:
- Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.
- Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.
- Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.
- Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, khoa học trong học tập và trong cuộc sống.
- Biết quý trọng thời gian, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học cho cuộc sống, sinh hoạt của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau: ? Em hãy cho biết hôm nay là thứ mấy, ngày, tháng năm nào? Vì sao em biết điều này?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: có thể biết hôm này là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trong lịch treo tường.
- GV dẫn dắt vấn đề: các em có thể biết được hôm nay là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trên tờ lịch. Nhưng trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau. Vì sao lại như vậy? Việc xác định thời gian, là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Từ xa xưa, người ta đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều cách tính thời gian khác nhau: đồng hồ, lịch,... Tại sao lại có nhiều cách tính thời gian khác nhau? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 2: Thời gian trong lịch sử.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lý giải được nguyên nhân của việc xác định thời gian trong lịch sử.
b. Nội dung:
- GV trình bày vấn đề;
- HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV yêu cầu HS theo dõi nội dung kiến thức và các kênh hình trong mục I rồi trả lời câu hỏi ? Tại sao phái xác định thời gian trong lịch sử?
? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử
- Cần phải xác định chính xác thời gian trong lịch sử, vì: lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian; muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó. - Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng cách: + Sáng tạo ra những dụng dụ đo thời gian, ví dụ: đồng hồ cát; đồng hồ nước; đồng hồ mặt trời. + Sáng tạo ra các loại lịch |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Cách tính thời gian trong lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các khái niệm : âm lịch, dương lịch ; công nguyên ; thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ ; biết cách tính thời gian trong lịch sử
b. Nội dung:
- GV trình bày vấn đề;
- HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Người xưa tính thời gian bắt đầu từ sự phân biệt sáng - tối (ngày-đêm) trên cơ sở quan sát, tính toán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời từ Trái Đất và sáng tạo ra lịch. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK trang 15 và trả lời câu hỏi: |
II. Cách tính thời gian trong lịch sử |
? Âm lịch là gì? |
- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. |
? Dương lịch là gì? |
- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. |
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Kể tên một số ngày lễ, tết ở Việt Nam được tổ chức theo âm lịch, dương lịch? |
- Một số ngày lễ theo âm lịch ở Việt Nam: Tết Nguyên Đán; Giỗ tổ Hùng Vương; Tết Trung thu… - Một số ngày lễ theo dương lịch ở Việt Nam: Tết Dương lịch (1/1); Ngày Giải phóng (30/4); Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10);… |
? Theo em, thế giới có cần một loại lịch chung hay không? Nếu cần một loại lịch chung, thì đó là loại lịch nào? |
- Cần có một loại lịch chung. Vì: xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc ngày càng được mở rộng - Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng công lịch (dương lịch) |
? Hiện nay, ở Việt Nam, công lịch được sử dụng trong những dịp nào? Khi đã sử dụng công lịch rồi, người Việt Nam có từ bỏ việc sử dụng âm lịch không? |
- Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong văn bản của nhà nước. Tuy nhiên, âm lịch vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. |
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 3 và trả lời các câu hỏi: ? Em hãy giải thích các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thể kỉ, tiên niên kỉ? |
- “Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc chúa Giê-xu ra đời - “trước Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc trước khi chúa Giê-xu ra đời. - “thập kỉ” = 10 năm - “thế kỉ” = 100 năm. - “thiên niên kỉ = 1000 năm. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 4. Nguồn gốc loài người
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)