Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Sự thành lập, quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa

- Những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa

- Một số thành tựu văn hóa của vương quốc Chăm-pa

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Mô tả được sự thành lập và quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa.

- Trình bày được những nét chính về kinh tế và tổ chức xã hội của Chăm-pa.

- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá Chăm.

- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người có chung số phận lịch sử và chung lãnh thổ..

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Hình ảnh phóng to liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vương quốc Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh nào; quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Chăm-pa.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Nhiệm vụ 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a) và trả lời câu hỏi: ?Vương quốc Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh nào?

I. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa

a) Vương quốc Chăm-pa ra đời

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.

+ Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.

 

b) Chặng đường phát triển mười thế kỉ đầu tiên

- Nhiệm vụ 2. GV yêu cầu HS đọc thông tin mục b), quan sát lược đồ hình 2 và trả lời câu hỏi: Hãy giới thiệu khái quát các giao đoạn phát triển của Vương quốc từ thế kỉ I đến thế kỉ X.

 

- Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.

+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn.

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp, có nhiều loại khoáng sản, trao đổi sản vật với thuyền buôn nước ngoài; sự đa dạng của nhiều ngành nghề đã tạo nên một xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau từ quý tộc đến thường dân.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 

II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a) Hoạt động kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

GV mở rộng kiến thức về điều kiện tự nhiên của Vương quốc Chăm-pa: là dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, rừng nhiệt đới.

- Nhiệm vụ 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a), quan sát các kênh hình trong SGK, trả lời câu hỏi:

 

? Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa.

- Hoạt động kinh tế chính của cư dân Champa là: sản xuất nông nghiệp; nghề thủ công; khai thác lâm sản và buôn bán (qua đường biển).

- Ngành kinh tế nào quan trọng nhất? Vì sao?

- Hoạt động kinh tế quan trọng nhất là: đánh cá và trao đổi, buôn bán qua đường biển. Vì, điều kiện tự nhiên của Champa thuận lợi cho sự phát triển của những nghề này.

- GV chia HS 2 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi :

 

Ghi chép trong đoạn tư liệu sau cho em biết điều gì về các hoạt động buôn bán trên biển của người Chăm xưa?

Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (ảnh 1)

- Ghi chép trong đọan tư liệu trên cho biết về sự phát triển của hoạt động giao thương trên biển giữa Chăm-pa và các quốc gia khác:

+ Vương quốc Chăm-pa có quan hệ giao thương với: Ả-rập; Ấn Độ; Trung Quốc.

+ Cảng thị Cù Lao Chàm của Cham-pa rất sầm uất; tại cảng thị này các đoàn thuyền của thương nhân A-rập được cung cấp nước ngọt; trao đổi – buôn bán trầm hương và nhiều mặt khàng khác.

? So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

- Giống nhau: nghề nông trồng lúa nước là ngành kinh tế chính

- Khác nhau: cư dân Chăm-pa phát triển mạnh các nhề : khai thác lâm sản ; đánh bắt cá và đặc biệt là ngoại thương đường biển.

 

b) Tổ chức xã hội

- Nhiệm vụ 2. GV yêu cầu HS theo dõi thông tin trong mục b) và trả lời câu hỏi:

Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (ảnh 1)

? Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước của Chăm-pa

 

? Em hãy cho biết xã hội Chăm-pa có những tầng lớp nào

- Trong xã hội Champa có các tầng lớp sau: tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ghi nhớ được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của văn hóa Chăm-pa trên một số lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo, âm nhạc,...

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III, quan sát các kênh hình và trả lời câu hỏi:

III. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

? Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

- Thành tựu :

+ Sáng tạo ra chữ Chăm cổ.

+ Thờ tín ngưỡng đa thần; Du nhập Phật giáo, Hin-đu giáo...

+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật…

+ Tổ chức trong năm.

? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay? Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?  

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay là

+ Đền, tháp chăm

+ Tượng thần, vũ nữ…

- Thánh địa Mỹ Sơn là Di tích văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn.

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập.

- Xem trước nội dung bài 20. Vương quốc Phù Nam.

- Sưu tầm tư liệu về vương quốc Phù Nam.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên