Giáo án bài Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Giáo án bài Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX (tiếp theo)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.
2. Kĩ năng
- Nhận diện một giai đoạn văn học, cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
3. Thái độ, phẩm chất
- Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc. Yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: …………………………….
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Ở tiết trước chúng ta đã được biết về các thành phần và các giai đoạn phát triển của VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Vậy VH trung đại VN có những đặc điểm gì về nội dung , hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết 2 của bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs hình thành kiến thức mới: *Tìm hiểu mục III SGK |
III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. |
-Văn học trung đại Việt Nam phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? |
|
- Những nội dung cảm hứng xuyên suốt và chủ đạo của văn học trung đại là gì và được cụ thể hóa như thế nào ? |
|
Dự án: - Nhóm 1: Chủ nghĩa yêu nước |
1 .Chủ nghĩa yêu nước: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam. -Ý thức tự cường dân tộc ( Nam quốc sơn hà ) -Khát vọng xây dựng đất nước hoà bình (Phò giá về kinh ) -Yêu nòi giống , lịch sử , nhân dân , giang sơn gấm vóc . -Căm thù giặc , quyết chiến thắng kẻ thù , bảo vệ đất nước ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ) |
- Nhóm 2: Chủ nghĩa nhân đạo |
2. Chủ nghĩa nhân đạo: cũng là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam. +Tố cáo những thế lực phi nhân, chà đạp quyền sống con người +Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, đề cao tấm lòng vì nghĩa, đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người. +Tỏ lòng thông cảm với những con người khốn khổ, tủi nhục +Nói lên ước mơ và nguyện vọng về quyền sống của con người ( Truyền kỳ mạn lục, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc , thơ HXH, thơ Bà huyện Thanh Quan, … ) |
- Nhóm 3: Cảm hứng thế sự |
3.Cảm hứng thế sự: biểu hiện khá rõ nét từ văn học thời cuối Trần ( TK XIV ) cho đến sau này. -Nỗi buồn về nhân tình thế thái ( Nguyễn Bỉnh Khiêm ) -Bức tranh về đời sống nông thôn , hiện thực xã hội ( Lê Hữu Trác, Nguyễn Khuyến,… ) |
Dùng thơ văn để minh họa các đặc điểm lớn về nội dung của VHVN thời kỳ này + GV đọc và phân tích một vài câu thơ của các tác giả tiêu biểu. |
|
Thế nào là thế sự? Thế sự là cuộc sống con người, là việc đời. Cảm hứng thế sự -> bày tỏ suy nghĩ tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời. |
3.Cảm hứng thế sự: biểu hiện khá rõ nét từ văn học thời cuối Trần ( TK XIV ) cho đến sau này. -Nỗi buồn về nhân tình thế thái ( Nguyễn Bỉnh Khiêm ) -Bức tranh về đời sống nông thôn , hiện thực xã hội ( Lê Hữu Trác, Nguyễn Khuyến,… ) |
*Tìm hiểu mục IV SGK -Các đặc điểm về nghệ thuật đã tác động đến văn học Việt Nam giai đoạn này như thế nào ? Thảo luận nhóm – kĩ thuật khăn trải bàn: |
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật |
Nhóm 1,2 -Tính quy phạm là gì? Nội dung của nó? |
1.Tính qui phạm và sự phá vỡ tính qui phạm -Tính qui phạm : mục đích giáo huấn, sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu, các thể loại có kết cấu định hình , chặt chẽ |
-Thế nào là sự phá vỡ tính quy phạm? - Dẫn chứng ? |
Sáng tạo : lục bát , song thất lục bát ; ngôn ngữ dân gian |
Nhóm 3,4 - Hiểu thế nào về khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị ? |
2- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị -Đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng -Hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ |
-Dẫn chứng về khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị trong văn học trung đại? |
Ngôn ngữ nghệ thuật : cao quý, trau chuốt, hoa mĩ |
Nhóm 5,6 - Văn học Việt Nam 10 thế kỉ này đã tiếp thu và dân tộc hoa tinh hoa văn học nước ngoài như thế nào ? |
3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài: -Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán -Việt hóa thơ Đường - Sáng tạo ra các thể thơ dân tộc -Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân trong sáng tác |
- Đánh giá chung về về sự phát triển của VHVN trong 10 thế kỷ qua ? |
|
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiện đại ? HS thảo luận, trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. |
|
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự trong văn học trung đại.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Tỏ lòng
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Tóm tắt văn bản tự sự
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)