Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất)

Bộ giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô soạn giáo án Văn 10 dễ dàng hơn. Hi vọng tài liệu Giáo án Văn 10 này sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quí báu từ quí Giáo viên.

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức năm 2024 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Văn 10 KNTT

Chỉ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Ngữ Văn 10 Học kì 1

Giáo án Ngữ Văn 10 Học kì 2

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Văn 10 KNTT

BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

Thời gian thực hiện: 11 tiết

(Đọc: 7 tiết; Tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật…) trong truyện nói chung và thần thoại nói riêng

- HS phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT…

b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

*Đọc:

- Xác định được chủ đề của truyện.

- Nhận biết được đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại truyện: cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật...có tính biểu trưng cho ý chí, sức mạnh của tập thể.

- Nhận biết nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với thế giới khách quan.

*Nói –nghe tương tác

- Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của truyện thần thoại, trung đại, và truyện hiện đại.

- Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản

* Viết

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

3. Phẩm chất

- Phát huy tính sáng tạo, đề cao tinh thần dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước,

- Biết yêu cái đẹp, sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

- Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực

- Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.

Nội dung bài học

  1. Đọc

- Tri thức ngữ văn

- Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Chữ người tử tù

- Tê – đê (Trích Thần thoại Hi Lạp)

2. Thực hành Tiếng Việt: Từ Hán Việt

3. Viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm

4. Nói và nghe: Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm

5. Củng cố mở rộng

Ôn tập kiến thức về truyện kể

Mở rộng kiến thức về truyện thần thoại.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

ĐỌCVĂN BẢN 1,2,3: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI

(THẦN TRỤ TRỜI, THẦN SÉT, THẦN GIÓ)

(Thần thoại Việt Nam)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

  1. Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng.
  2. Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng
  3. Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng
  4. Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng

2. Về năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT…

b. Năng lực đặc thù:

* Đọc:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản thể loại thần thoại nói chung, đặc biệt là nhóm truyện thần thoại suy nguyên: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật...

- Nhận biết và phân tích được các yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật.

- Nhận biết và phân tích được nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường

- Hiểu, phân tích, đánh giá được cách nhận thức, lí giải về thế giới tự nhiên và khát vọng của người xưa; thấy được vẻ đẹp “một đi không trở lại” làm nên sức hấp dẫn riêng của thể loại thần thoại.

* Nói –nghe:

- Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của 3 truyện thần thoại và một số truyện thần thoại khác.

- Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản.

* Viết: Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

3. Phẩmchất

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng.

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

- Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

- Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .

- Thiết kế bài giảng điện tử.

- Chuẩn bị phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP VỀ THẦN THOẠI/ PHIẾU HỌC TẬP 01a,b,c: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới và dự kiến các nhóm học tập.

- Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...

- Học liệu:Video, hình ảnh clips , tranh ảnh...

* Bài tập: Sơ đồ tư duy về bài học; bài văn kể lại một truyện (cá nhân tự chọn), tranh vẽ minh hoạ nội dung tác phẩm truyện (kết hợp trong hoặc sau tiết học).

* Rubric thiết kế sơ đồ tư duy, vẽ tranh, thiết kế kịch bản

Mức độ/ Tiêu chí

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Thiết kế sơ đồ tư duy về các truyện trong SGK.

(3 điểm)

Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung

(1 điểm)

Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.

(2 điểm)

Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.

(3 điểm)

Vẽ tranh về một nhân vật trong truyện

(3 điểm)

Các nét vẽ không đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc.

(1 điểm)

Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú.

(2 điểm)

Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn.

(3 điểm)

Thiết kế một kịch bản (sân khấu hóa) về một đoạn văn bản trong các truyện vừa học.

(4 điểm)

Kịch bản đúng hướng nhưng chưa đầy đủ nội dung, diễn viên chưa nhập vai tốt.

(1-2 điểm)

Kịch bản đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn, các diễn viên diễn có ý thức diễn xuất nhưng chưa tạo được ấn tượng sâu. (3 điểm)

Kịch bản đầy đủ nội dung và hấp dẫn, cuốn hút người đọc, diễn viên diễn xuất tốt, mang lại cảm xúc cho người xem.

(4 điểm)

* Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn

STT

Tiêu chí

Đạt/ Chưa đạt

1

Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 150 chữ


2

Đoạn văn đúng chủ đề: phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học hoặc đọc thêm: vị trí của chi tiết; giá trị, ý nghĩa biểu tượng của chi tiết đó.


3

Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, có sự kết hợp các thao tác lập luận phù hợp.


4

Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp.


5

Đoạn văn thể hiện sự sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.



* Bảng KWLH

K

Điều em đã biết về truyện

W

Điều em muốn biết về truyện

L

Điều em đã học được về truyện

H

Em sẽ tiếp tục nghiên cứu về truyện theo cách nào?










Kết hợp cùng nhiều công cụ đánh giá khác…..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về truyện thần thoại.

b. Nội dung hoạt động: HS xem trình chiếu hình ảnh về một số vị thần trong truyện thần thoại (thần thoại Hi Lạp, thần thoại Bắc Âu, thần thoại La Mã, thần thoại Ấn Độ…) để tạo không khí tiếp nhận, dẫn vào bài mớivà trả lời câu hỏi câu hỏi ngắn để tạo kết nối giữa kiến thức nền với bài học:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Chiếu hình ảnh về các vị thần.

- HS:Xem hình ảnh và trả lời các câu hỏi ngắn: Ví dụ: Nêu tên một truyện kể hoặc bộ phim có nhân vật chính là một vị thần.

- HS: Hoạt động cá nhân (1’), trả lời, chia sẻ.

Bước 2: Thựchiệnnhiệmvụ:HS xem và suy nghĩ cá nhân.

Bước 3: Báocáo, thảoluận:HS trả lời câu hỏi của GV

Bước 4: Kết luận, nhận định

* Một số vị thần trong thần thoại Hy Lạp:

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Thần Dớt (Zeus) và người vợ Hera

Hê-ra-clét (Hercules)

Thần A-pô-lô (Apollo)

(Vị thần của thơ ca, nghệ thuật, âm nhạc,..)

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Thần Prô–mê-tê (Prometheus) – Vị thần lấy trộm lửa của Dớt trao cho loài người.

Nữ thần Aphrodite - Nữ thần tình yêu và sắc đẹp


Nữ thần trí tuệ Athena

* Một số vị thần trong thần thoại Bắc Âu:

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Freya – Nữ thần tình ái

(Freyar là con gái của thần biển Njord và em gái ông – Nerthus. Nàng Freya đại diện cho tình yêu, sắc đẹp và lòng ham muốn…)

Frigg – Mẹ Trái Đất

(Frigg được coi là nữ hoàng của Asgard. Bà là vị thần đại diện cho hôn nhân, gia đình và các bà mẹ. Ngoài ra, bà còn là một thầy phù thủy có khả năng nhìn trước tương lai…)

Sif

(Sif là vợ của thần Thor. Nàng là nữ thần đại diện cho hạt giống và sự sinh sản…)



Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Văn 10 Học kì 1, Học kì 2

Idun

(Idun là con gái của người lùn Ivald, vợ của thần Bragi. Nàng là nữ thần canh giữ những quả táo của tuổi trẻ và đại diện cho tuổi thanh xuân bất diệt. Những quả táo của Idun giúp cho những vị thần ở Asgard mãi mãi trẻ trung…)


Valkyries – Những nữ thần báo tử

(Valkyries là tên gọi chung của những nữ chiến binh còn trinh trắng. Họ là những nữ thần có quyền quyết định những ai sẽ phải chết trên chiến trường…)

*Một số vị thần trong thần thoại Ấn Độ:

........................................

........................................

........................................

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Văn 10 KNTT

Xem thêm giáo án lớp 10 Kết nối tri thức các môn học hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên