Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Sinh học 10

Tài liệu Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Sinh học 10 theo chương trình sách mới.

Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 KNTT

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 KNTT

Giáo án Sinh học 10 BÀI 1: GIỚI THIỆU THIỆU KHÁI QUÁT MÔN SINH HỌC - Kết nối tri thức

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học; phân tích được vai trò của sinh học đối với đời sống hàng ngày, với sự phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề toàn cầu.

- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai, kể tên các ngành nghề liên quan đến sinh học, ứng dụng sinh học; các thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt và nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững.

- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự lực nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, hoàn thành các bài tập, câu hỏi nhằm tìm hiểu về chương trình môn Sinh học và sự phát triển bền vững.

- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, chia sẻ, thảo luận về thông tin, kiến thức tìm hiểu được trong sách giáo khoa, biết cách phân công nhiệm vụ để hoàn thành công việc của nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến vai trò của sinh học.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, tham gia các hoạt động làm việc nhóm.

- Trung thực: Trung thực, khách quan khi đánh giá hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm, nhắc nhở thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

- Sưu tầm một số hình ảnh về vai trò của sinh học trong cuộc sống, các đối tượng của sinh học.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

b) Nội dung: GV chiếu hình ảnh sau:

Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Sinh học 10

- GV yêu cầu HS sát hình ảnh và chỉ ra những yếu tố sinh học tham gia vào môi trường sống, tác động qua lại giữa yếu tố sinh học đó và môi trường.

c) Sản phẩm học tập:

Dự kiến câu trả lời:

- Những yếu tố sống là những yếu tố sống là đối tượng của sinh học: Con người, cây xanh, vi khuẩn….

- Sinh vật và môi trường luôn tác động qua lại với nhau theo nhiều lĩnh vực.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đó.

 

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và giúp đỡ học sinh trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý hình ảnh liên tưởng tới những vấn đề gì.

- HS nghiên cứu hình ảnh và trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi đại diện trình bày.

- HS báo cáo phần trả lời của mình.

- Lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra ý kiến bổ sung.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

- HS chú ý phần chốt lại kiến thức.

Kết luận: GV dẫn dắt vào bài học: Không chỉ đồ ăn, thức uống, quần áo và nhiều vật dụng chúng ta dùng hàng ngày là sản phẩm trực tiếp có liên quan đến sinh học, mà ngay cả một trí nhớ tuyệt vời, một giọng ca để đời hay một khả năng hội họa xuất chúng bạn có được cũng do tổ hợp gene đặc biệt của bạn tương tác với một môi trường học tập phù hợp.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Sinh học và các lĩnh vực của sinh học

a) Mục tiêu:

- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

- Trình bày được mục tiêu sinh học.

- Phân tích được vai trò của sinh học đối với đời sống hàng ngày, với sự phát triển kinh tế-xã hội và những vấn đề toàn cầu.

b) Nội dung:

HS thảo luận theo nhóm và nghiên cứu thông tin sách giáo khoa Sinh 10 KNTT mục I trang 5, 6 theo phân công:

+ Nhóm 1 nghiên cứu mục I.1. trả lời câu hỏi 1: Khái niệm và đối tượng của sinh học là gì?

+ Nhóm 2 nghiên cứu mục I.2 trả lời câu hỏi 2: Nêu mục tiêu của sinh học. Kiến thức sinh học mang lại ứng dụng gì cho con người và sự phát triển của xã hội?

+ Nhóm 3 nghiên cứu mục I.3 trả lời  câu hỏi 3: Hãy cho biết các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?

+ Nhóm 4 nghiên cứu mục I.4 và quan sát hình ảnh:

Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Sinh học 10

Trả lời câu hỏi 4: Cho biết vai trò của sinh học nói chung và các ảnh hưởng trực tiếp từ sinh học đến đời sống hàng ngày của gia đình em?

+ Nhóm 5 nghiên cứu mục I.5 trả lời câu hỏi 5: Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai.

c) Sản phẩm học tập:

Câu 1. Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Vì vậy, đối tượng của sinh học chính là các sinh vật cùng các cấp độ của thế giới sống.

Câu 2.

- Mục tiêu của sinh học: Tìm hiểu cấu trúc và vận hành của các quá trình sống

- Kiến thức sinh học giúp con người có thể điều khiển, tối ưu hóa được nguồn tài nguyên sinh học cũng như phi sinh học, phục vụ cho sự phát triển loài người một cách bền vững.

Câu 3. Các lĩnh vực nghiên cứu về sinh học được chia thành hai loại:

- Loại 1: Nghiên cứu cơ bản – tìm hiểu về cấu trúc của các cấp tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống.

- Loại 2: Nghiên cứu ứng dụng – tìm cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

Câu 4.

- Vai trò của sinh học: Sinh học giúp bảo vệ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, tác động đến đời sống học tập, đời sống tinh thần hàng ngày của con người.

- Gia đình em sử dụng rất nhiều sản phẩm từ sinh học: thức ăn, thuốc chữa bệnh, đồ dùng có chất liệu từ thiên nhiên, đặc biệt có thể chế biến các món ngon từ việc ứng dụng kiến thức sinh học như muối dưa cà, làm sữa chua, ủ nếp cẩm, làm thịt mắm…

Câu 5. Trong tương lai, Sinh học có thể phát triển theo hai hướng mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme,...) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển,...).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm, sử dụng kĩ thuật hỏi – đáp, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và nghiên cứu thông tin sách giáo khoa Sinh 10 mục I trang 5,6 theo phân công.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời yêu cầu của giáo viên ghi vào bảng nhóm. Treo sản phẩm nhóm lên bảng. Nhóm trưởng phân công học sinh đại diện nhóm trình bày.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi bất kì HS nào của 2 nhóm trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS báo cáo kết quả.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét về câu trả lời của HS, kết luận.

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

* Kết luận:

- Sinh học nghiên cứu sự sống ở tất cả các độ từ phân tử, tế bào, cơ thể đa bào, quần thể, quần xã và hệ sinh thái nhằm tìm hiểu cơ chế vận hành sự sống ở tất cả các cấp độ.

- Nghiên cứu sinh học đem lại nhiều ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội con người như y-dược học, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông – lâm - ngư nghiệp.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh học

a) Mục tiêu:

- Trình bày được các ngành nghề liên quan đến sinh học.

- Học sinh chọn định hướng được nghề nghiệp cho chính mình trong tương lai.

b) Nội dung:

Học sinh tìm hiểu mục II - sách KNTT trang 7, 8 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Kể tên các ngành nghề liên quan đến sinh học.

Câu 2: Lĩnh vực và ngành nghề nào của sinh học mà em mong muốn theo đuổi? Theo em, triển vọng ngành đó trong tương lai như thế nào?

c) Sản phẩm học tập:

Câu 1: Các ngành nghề liên quan đến sinh học gồm:

- Sinh học và ngành y-dược học

- Sinh học và ngành pháp y

- Sinh học và ngành nông-lâm-ngư nghiệp

- Sinh học và công nghệ thực phẩm

- Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường.

Câu 2: Dự kiến câu trả lời của học sinh: Có rất nhiều ngành nghề liên quan đến sinh học em có thể lựa chọn và theo đuổi, các ngành nghề đó đều rất có triển vọng trong tương lai.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mục II-sách KNTT trang 7, 8 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét, kết luận.

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

* Kết luận:

Có rất nhiều ngành nghề liên quan đến sinh học mà học sinh có thể lựa chọn và theo đuổi, từ y-dược đến thực phẩm, chăm sóc sắc đẹp, bảo vệ môi trường…

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

a) Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của Sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. Phân tích được mối quan hệ giữa Sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

b) Nội dung:

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:

Nhóm 1: Nêu khái niệm phát triển bền vững.  Hãy nêu vai trò của Sinh học trong phát triển bền vững.

Nhóm 2: Tìm hiểu về sinh học và vấn đề đạo đức.

Nhóm 3: Tìm hiểu về sinh học và kinh tế.

Nhóm  4: Tìm hiểu về sinh học và công nghệ.

c) Sản phẩm:

Dự kiến câu trả lời của HS:

Câu 1. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

- Vai trò của sinh học đối với sự phát triển bền vững:

+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.

+ Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp CSKH giúp cho chính phủ có những chiến lược kinh tế phát triển phù hợp với sự phát triển bền vững.

+ Việc trang bị kiến thức sinh học không những giúp chúng ta trở thành nhà tiêu dùng thông thái, biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn xây dựng xã hội phát triển bền vững cho những thế hệ mai sau.

Câu 2: Sinh học và vấn đề đạo đức: Mọi tiến bộ của sinh học áp dụng vào đời sống không vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội (tôn trọng quyền con người, hướng thiện và công bằng).

Câu 3: Sinh học và kinh tế: Những ứng dụng sinh học đem lại những giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người (tạo giống cây biến đổi gene, tạo giống cây nhờ phương pháp nuôi cấy mô tế bào,...) bên cạnh đó cũng có những rủi ro, gây bất lợi cho những ứng dụng này.

Câu 4: Sinh học và công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật (công nghệ mô phỏng sinh học) áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục III bài 1 sách giáo khoa Sinh 10 KNTT trang 9, 10 trả lời câu hỏi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh của mỗi nhóm trả lời. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét, kết luận.

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

* Kết luận: Nội dung mục III SGK.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Hệ thống được một số kiến thức thức đã học để làm bài tập.

b) Nội dung:

HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi:

Câu 1. Nếu trở thành một nhà sinh học, em chọn đối tượng và mục tiêu nghiên cứu là gì?

Câu 2. Hãy cho biết một vài vật dụng mà em dùng hằng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.

Câu 3. Nêu một số hoạt động hằng ngày của chúng ta có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. 

c) Sản phẩm:

Dự kiến học sinh trả lời:

Câu 1. Nếu trở thành nhà sinh học, em sẽ nghiên cứu các lĩnh vực cơ bản và ứng dụng; nghiên cứu cơ bản  tập trung tìm hiểu cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống; nghiên cứu ứng dụng khám phá thế giới sống tìm các cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

Câu 2. Những sản phẩm liên quan trực tiếp đến ứng dụng sinh học mà em dùng hằng ngày như:

- Lương thực: Các loại gạo thơm ngon là kết quả của việc tạo giống lúa bằng lai tạo, gây đột biến…

- Thực phẩm: Các loại thức ăn được làm từ công nghệ lên men như sữa chua, rau dưa, đồ uống…

- Thuốc chữa bệnh: Men tiêu hóa, vacxin…

Câu 3. Việc em trồng cây xanh phủ xanh đất trống, đồi trọc. Phân loại rác, có quy trình tái chế rác thải hợp lý. Tận tối ưu các nguồn năng lượng xanh phục vụ cho đời sống sinh hoạt, sản xuất.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi (2HS cùng bàn) để trả lời câu hỏi.

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn học sinh trả lời.

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên chọn ngẫu nhiên học sinh nào nhanh nhất trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chiếu đáp án.

- Lắng nghe nhận xét và đặt câu hỏi (nếu có).

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu

- Vận dụng kiến thức về chương trình Sinh học và Sinh học với sự phát triển bền vững để trả lời các câu hỏi.

b) Nội dung:

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm đạo đức sinh học? Em có đồng ý với việc dùng con người để làm thí nghiệm không? Tại sao?

Câu 2: Khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý những vấn đề gì để không trái với đạo đức sinh học? Hãy đề xuất ý tưởng về một ứng dụng của sinh học trong tương lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao.

c) Sản phẩm học tập:

Câu 1: Thí nghiệm trên con người với mục đích lợi nhuận hay nhằm  nhân bản vô tính,... là các thí nghiệm vi phạm đạo đức sinh học. Em không đồng ý với việc dùng con người để làm thí nghiệm. Việc nghiên cứu này có thể gây di chứng hoặc ảnh hưởng đến tính mạng con người. 

Câu 2: Để không trái với đạo đức sinh học, khi nghiên cứu cần lưu ý những vấn đề làm rõ nguồn gốc và tuân thủ những quy định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu của quốc gia và quốc tế, đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu các câu hỏi. Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để tìm câu trả lời.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS, hỗ trợ các em khi cần thiết.

- Học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi bất kì học sinh nào trả lời câu hỏi,  nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh.

- Học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe nhận xét, hướng dẫn của giáo viên.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV chiếu đáp án, ghi điểm cho HS hoạt động tích cực.

- Học sinh lắng nghe nhận xét, hướng dẫn của giáo viên và đóng góp ý kiến (nếu có).

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành các bài tập trong SBT.

- Chuẩn bị bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 10 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 10 KNTT

Xem thêm giáo án lớp 10 Kết nối tri thức các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên