Giáo án bài Thư dụ Vương Thông lần nữa - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Với giáo án bài Thư dụ Vương Thông lần nữa Ngữ văn lớp 10 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 10.

Giáo án bài Thư dụ Vương Thông lần nữa - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Đọc văn bản “Tái dụ Vương Thông thư” (trang 28 - 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sắp xếp lại các câu sau cho đúng với trình tự: luận điểm – lí lẽ – dẫn chứng mà Nguyễn Trãi đã trình bày trong bức thư:

a) Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển thành nguy.

b) Trước đây, các ông bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngầm mưu gian trá, cử đào hào, đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tính không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến ta tin tưởng mà không nghi ngờ cho được.

c) Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

Trả lời:

- Thứ tự sắp xếp các câu đúng với trình tự: luận điểm – lí lẽ – dẫn chứng mà Nguyễn Trãi đã trình bày trong bức thư là: c – a – b

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bức thư của Nguyễn Trãi chỉ ra sáu điều phải thua của quân Minh. Em hãy điền những nội dung còn thiếu ở cột B rồi ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung Ở cột B sao cho chính xác.

Giáo án bài Thư dụ Vương Thông lần nữa | Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều

Quảng cáo

Trả lời:

- Điền nội dung còn thiếu ở cột B:

1) Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng

2) Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

3) Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết

4) Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu có viện binh đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt.

5) Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt tự chuốc bại vong.

6) Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được

- Ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung Ở cột B:

+ a – 3

+ b – 4

Quảng cáo

+ c – 6

+ d – 1

+ đ – 2

+ e – 5

Câu 3 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận định nào sau đây không đúng về thái độ của Nguyễn Trãi qua cách xưng hô với quân Minh?

A. Nguyễn Trãi đã quá nhún nhường trước kẻ thù khi quân ta đang ở thế mạnh hơn chúng.

B. Nguyễn Trãi có lúc tỏ ra tôn trọng kẻ thù nhưng rất kiên quyết khi chúng động chạm đến quyền lợi dân tộc.

C. Ông đã phân loại kẻ thù để có cách xưng hô tỏ thái độ rõ ràng với từng loại người. Ngay với Tổng binh Vương Thông, khi cần thiết Nguyễn Trãi vẫn có cách xưng hô cứng rắn mang tính cảnh cáo.

D. Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí.

Trả lời: Đáp án cần chọn là: A

Quảng cáo

Câu 4 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong Thư dụ Vương Thông, lần nữa có đoạn viết: “Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, can qua dứt hẳn". Câu nào sau đây thể hiện đúng mục đích của đoạn thơ trên?

A. Việc đòi chém Phương Chính, Mã Kỳ là điều kiện để hai bên giảng hoà, chấm dứt chiến tranh.

B. Tác giả kể tội Phương Chính, Mã Kỳ trong bức thư nhằm chia rẽ nội bộ kẻ địch, khiến chúng nghi kị, sát phạt lẫn nhau.

C. Đoạn văn lên án tội ác quân Minh, chỉ đích danh thủ phạm để người dân và binh lính người Việt trong thành căm phẫn nổi dậy, kết hợp trong ngoài cùng đánh thành

D. Những câu văn đó thể hiện ý chí và quyết tâm của quân dân Đại Việt trong việc tiêu diệt quân Minh nếu chúng không chịu giảng hoà và rút quân về nước.

Trả lời: Đáp án cần chọn là: D

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên