Giáo án bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Cánh diều
Với giáo án bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Giáo án bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Cánh diều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu về đặc trưng thể loại tuỳ bút, một thể loại rất giàu chất trữ tình và in đậm dấu ấn cá nhân của người viết;
- Phân tích, đánh giá được nội dung của văn bản: Bài kí đậm chất tuỳ bút, vừa thể hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Hương. Tác phẩm thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào mà nhà văn dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Phân tích, đánh giá được nghệ thuật của văn bản: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, ngôn ngữ đặc sắc, đậm chất thơ, cái tôi trữ tình của tác giả ...
2. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực đọc hiểu văn bản tùy bút;
- Năng lực nghiên cứu, thu thập thông tin, thuyết trình, thảo luận; ...
3. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, đất nước; quý trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bài giảng PP,
- Máy chiếu, SGK, SGV Ngữ văn 10, tài liệu tham khảo,
- Phiếu học tập,
- Phiếu đánh giá, biên bản làm việc nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Đọc một bài thơ, câu thơ hoặc hát một bài hát viết về xứ Huế?
+ Điều con ấn tượng hay thích thú nhất trước cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế là gì?
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét về phần trình bày của học sinh, dẫn vào bài mới: Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Những vần thơ mềm mại ấy gợi nhắc cho ta nhớ về một xứ Huế mộng mơ dịu dàng với dòng sông Hương xinh đẹp. Chính dòng sông ấy, vùng đất ấy đã để lại cảm hứng trong lòng vô số nhà thơ nhà văn, để sản sinh ra những tác phẩm văn học có giá trị. Cũng tự nhiên như thế, sông Hương đi vào trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, để lại thương nhớ không nguôi trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”? .
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại văn bản.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Hs xem video và trả lời các câu hỏi: - “Em hãy nêu một vài nét cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?” - Em hãy cho biết đôi nét về văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Đề tài của văn bản là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu 1-2 HS đọc văn bản, các HS theo dõi SGK - Thảo luận theo bàn, trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - 2023) - Quê quán: Quảng Trị. - Tài hoa, uyên bác, lãng mạn, tinh tế. - Nặng tình với quê hương, xứ sở. - Chuyên viết thể loại kí, tùy bút. - Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. 2. Văn bản - Viết tại Huế (1981). - In trong tập sách cùng tên. 3. Đề tài - Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên: sông Hương và xứ Huế. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
GV chia lớp thành các nhóm tối đa 4 HS/nhóm NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi cho HS: Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? và nêu bố cục của bài viết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu văn bản, thảo luận, hoàn thiện các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV khái quát lại kiến thức cơ bản. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi (câu hỏi 2 - SGK) cho HS: + GV chia lớp thành các nhóm tối đa 4 HS/nhóm. + HS đọc văn bản theo nhóm 4, có thể chia đoạn cho nhau đọc. + HS hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu về vẻ đẹp hình tượng sông Hương. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành làm phiếu học tập Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhan đề và bố cục a. Nhan đề - Gợi hình dung về cái tên đẹp đẽ của dòng sông - Bộc lộ cảm xúc trầm trồ, ngỡ ngàng, tự hào về dòng sông thơ mộng của xứ Huế. b. Bố cục Ba phần: - Sông Hương dưới góc nhìn địa lí. - Sông Hương dưới góc nhìn lịch sử. - Sông Hương dưới góc nhìn thơ ca. 2. Đặc điểm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương - Về địa lí: + Sông Hương ở thượng nguồn: Đặc điểm: Là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn,... Vẻ đẹp: Phóng khoáng và man dại “như một cô gái Di-gan”. + Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế: Đặc điểm: Chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố,... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 11 Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Giáo án Ngữ Văn 11 Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)