Giáo án bài Giới thiệu một tác phẩm thơ - Cánh diều

Với giáo án bài Giới thiệu một tác phẩm thơ Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Giáo án bài Giới thiệu một tác phẩm thơ - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt:

- HS biết cách lựa chọn một tác phẩm thơ xứng đáng để được bình luận.

- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, và tự học: Chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập do giáo viên chuyển giao trước khi đến lớp; chủ động ghi chép thông tin.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động, tự tin trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên; lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, phát hiện được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; lắng nghe và tiếp nhận thông tin với sự cân nhắc, chọn lọc.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập

Quảng cáo

3. Về phẩm chất

- Trách nhiệm (giữ gìn, trân trọng, yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của tác phẩm văn học).

- Có ý thức tôn trọng trong thảo luận, giới thiệu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Quảng cáo

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một tác phẩm thơ.

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Sở dĩ văn học có thể tồn tại được mãi với thời gian là do người đời đọc và ca tụng chúng. Sức sống của các tác phẩm văn học chính là sự tranh cãi, mâu thuẫn được đặt ra trong quá trình người đọc tiếp nhận văn bản ấy. Đó cũng là lí do những ý kiến đánh giá của các nhà phê bình có thể nâng một tác phẩm lên đến đỉnh cao hoặc hạ chúng xuống thấp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một tác phẩm văn học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu về nói về trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ

- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SGK và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó).

- GV hướng dẫn:

+ Định hướng

· Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ về một hoạt động trong đó, người nói nêu lên nhận xét khen, chê và lí do tán thành hay phản đối về tác phẩm thơ đó. Bài viết cần có 3 phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc.

· Từ phần viết người nói chuyển thành bài nói, sử dụng lời nói, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện phù hợp để trình bày nội dung trước người nghe.

- GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

1. Những điều cần chú ý:

+ Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung trình bày

+ Biết cách trình bày: Cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ.

+ Có thái độ thân thiện tôn trọng người nghe

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên