Giáo án bài Ngữ cảnh - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Ngữ cảnh
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.
- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản.
- Kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản.
- Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập và rèn luyện vốn từ vựng tiếng Việt.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Bài mới
Hoạt động 1
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì vậy để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên nói sao cho hay, cho đúng để người khác hiểu thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Vậy ngữ cảnh là gì? Ta tìm hiểu bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi. |
I. Tìm hiểu bài 1. Khái niệm ngữ cảnh a. Tìm hiểu ngữ liệu |
- Câu nói in đậm trong đoạn trích trên là của ai nois với ai ?(nhân vật giao tiếp) |
- Của chị Tí - người bán hàng nước với người bạn nghèo của chị : chị em Liên ; bác siêu ; bác xẩm. |
- Câu nói đó vào lúc nào ở đâu ?(hoàn cảnh giao tiếp hẹp) |
- Câu nói đó ở phố huyện lúc tối khi mọi người chờ khách. |
- Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội nào ?(hoàn cảnh giao tiếp rộng) |
- Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. |
- Theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì? |
b. Kết luận - Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đosanr phẩm ngôn ngữ(văn bản)được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó. |
HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi. |
. Các nhân tố của ngữ cảnh a. Nhân vật giao tiếp |
- Theo em để thực hiện được giao tiếp chúng ta cần phải có những yếu tố nào? |
- Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết ), người nghe ( đọc). + Một người nói - một người nghe: Song thoại. + Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại |
Thế nào là nhân vật giao tiếp ? |
+ Người nói và nghe đều có một "vai" nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, ...-> chi phối việc lĩnh hội lời nói. |
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm những yếu tố nào ? Thế nào là bối cảnh giao tiếp hẹp, bối cảnh giao tiếp rộng và hiện thực được nói đến ? Cho ví dụ minh họa ? |
b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ - Bối cảnh giao tiếp rộng ( còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ. - Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. - Hiện thực được nói tới( gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động...diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. |
- Thế nào là văn cảnh ? |
c. Văn cảnh. - Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. |
- Các yếu tố của ngữ cảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào? HS đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi. |
3. Vai trò của ngữ cảnh - Đối với người nói ( viết ) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ(từ, ngữ, câu...) |
- Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với việc sản sinh và lĩnh hội văn bản? |
- Đối với người nghe( đọc ) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. |
HS đọc ghi nhớ SGk . |
4. Ghi nhớ. Ghi nhớ SGK |
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành Luyện tập Trao đổi, thảo luận nhóm: 5 phút. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. |
II. Luyện tập. |
- Nhóm 1: bài tập 1 |
Câu 1 (Trang 106 sgk) Trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có viết: Tiếng hạc phập phồng ... nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp - Câu văn xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã đến phong thanh mười tháng này, lệnh quan chẳng thấy đâu - Người nông dân thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù, căm ghét chúng |
- Nhóm 2: Bài tập 2. |
Câu 2 (trang 106 sgk) - Hai câu thơ gắn với ngữ cảnh giao tiếp cụ thể: + Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập, người phụ nữ trơ trọi + Tình huống là nội dung thể hiện đề tài của câu thơ + Ngoài tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình |
Câu 3 (trang 106 sgk) Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương - Bà Tú là người vợ tảo tần, chịu thương, chịu khó làm ăn nuôi chồng nuôi con - Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ - Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh cho nội dung các câu thơ trong bài + Tác giả sử dụng các thành ngữ khắc họa số phận con người “một duyên hai nợ” (thân phận, sự vất vả của bà Tú khi nuôi con) |
|
- Nhóm 3: Bài tập 4. |
Câu 4 (trang 101 sgk) - Ngữ cảnh: vào năm Đinh Dậu (1897) chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã bắt sĩ tử Hà Nội xuống thi chung trường thi Nam Định Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà - Trong khoa thi Hương của năm Đinh Dậu, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu- me đã cùng vợ đến dự: Váy lọng rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra |
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng Bài tập yêu cầu Bài tập 5. Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình. |
Câu 5 (Trang 106 sgk) Bài tập nêu bối cảnh giao tiếp hẹp: lúc đi đường không quen biết nhau thường người ta không đường đột hỏi về vấn đề riêng tư mà chỉ hỏi những câu chuyện khách quan - Câu hỏi trong tình huống trên thực chất nên hiểu người đi đường muốn hỏi về giờ, không phải hỏi về đồng hồ. |
4. Củng cố
- Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trọng tâm bài học.
5. Dặn dò
- Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Giáo án: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Giáo án: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
- Giáo án: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)