Giáo án bài Nhớ con sông quê hương - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Nhớ con sông quê hương Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Giáo án bài Nhớ con sông quê hương - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của văn bản

- Hiểu được nội dung bao quát và ý nghĩa của văn bản

- Phát hiện được các giá trị văn hoá, thẩm mĩ từ văn bản.

- Liên hệ, kết nối với VB “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự” và “Tôi đã học tập như thế nào?” để hiểu hơn về chủ điểm Những chân trời kí ức.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

Quảng cáo

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Quảng cáo

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vào văn bản: Nhớ con sông quê hương

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của văn bản

- Hiểu được nội dung bao quát và ý nghĩa của văn bản

- Phát hiện được các giá trị văn hoá, thẩm mĩ từ văn bản.

- Liên hệ, kết nối với VB “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự” và “Tôi đã học tập như thế nào?” để hiểu hơn về chủ điểm Những chân trời kí ức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

Quảng cáo

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Nêu hiểu biết tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Su - si Hút – gi và tác phẩm Ét-va-mun- chơ và “Tiếng thét.

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

- Quê quán: Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.

- Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.

- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Phong cách sáng tác: Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.

- Tác phẩm chính: Các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963).

2. Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1956.

- Ý nghĩa: Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

2. Hoạt động 2

a. Mục tiêu:

- Tìm hiểu được một số thông tin cơ bản về văn bản Ét-va-mun- chơ và “Tiếng thét”.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của văn bản

- Hiểu được nội dung bao quát và ý nghĩa của văn bản

- Phát hiện được các giá trị văn hoá, thẩm mĩ từ văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Hình ảnh con sông quê hương được thể hiện như thế nào qua bài thơ?

+ Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong bài thơ. Và cho thấy sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương.

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ

- Dòng sông hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.

- Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông…)

2. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương

- “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”: Tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.

- Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Ông thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chỉ trìu mến “mở nước ôm tôi”.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên