Giáo án bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
- Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
2. Kĩ năng
- Phân tích đề văn nghị luận.
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
3. Thái độ
- Có ý thức và thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
- SGK, SGV ngữ văn 11.
- Giáo án.
2. Học sinh
- Học sinh chủ động tìm hiểu bài học trước theo hệ thống câu hỏi sgk và định hướng của gv.
III. Phương pháp
- Quy nạp: HS khảo sát bài tập bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm sau đó GV tổng kết, nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học.
- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt.
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ……………………………….
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được cảnh sắc mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu”?
- Không gian trong bài thơ có những nét gì đặc sắc? Nó góp phần diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
- Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động 1
Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn là một trong những bước quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về yêu cầu đề và những định hướng đúng cho bài viết nói chung và bài văn nghị luận nói riêng. Để giúp học sinh về vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Thảo luận nhóm: - Chia 3 nhóm. - GV tổng kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của hai công việc: Phân tích đề và lập dàn ý. |
I. Tìm hiểu bài 1. Phân tích đề a. Tìm hiểu ngữ liệu |
Nhóm 1. - Đọc 3 đề trong SGK phần I và cho biết: Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai? |
+ Đề 1: - Vấn đề cần nêu: suy nghĩ về khả năng thực hành của con người Việt Nam trong giai đoạn mới. - Hình thức nêu vấn đề: Cố định, cụ thể → đề nổi. |
Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì? |
- vấn đề có liên quan đến đòi sống xã hội. |
Nhóm 2. - Phân tích đề và lập dàn ý cho đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình ( bài II) |
+ Đề 2: - Vấn đề cần nêu: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong “ Tự tình II “. - Hình thức nêu vấn đề: Không nêu nội dung cụ thể và hướng triển khai → đề mở. - Phạm vi đề : Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II”. |
Nhóm 3. - Phân tích đề và lập dàn ý cho đề 1: Từ ý kiến dưới đây anh chị có suy nghĩ gì về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới"? " Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới…Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…" |
+ Đề 3: - Vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp trong bài thơ “ Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến. - Hình thức nêu vấn đề: Không nêu cụ thể nội dung và hướng triển khai → đề mở. - Phạm vi vấn đề : Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “ Thu điếu”. |
b. Khái niệm Khái niệm: phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Phương pháp - Đọc kĩ đề bài - Gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề). - Chú ý các yêu cầu của đề (nếu có). - Xác định yêu cầu của đề: + Tìm hiểu nội dung của đề. + Tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng. |
|
Gv gọi hs đọc đề và cho hs xác định luận điểm, luận cứ và sắp xếp các ý vào dàn bài. |
2. Lập dàn ý a. Tìm hiểu ngữ liệu + Đề 1: có 2 luận điểm lớn: - Cái mạnh của người Việt Nam. Có 2 luận cứ: → thông minh. → Sự nhạy bén với cái mới - Cái yếu của người Việt Nam. → lỗ hỏng về kiến thức → khả năng thực hành sáng tạo. + Đề 2: có 2 luận điểm: - Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương 2 luận cứ: nỗi cô đơn Sự lỡ làng - khát vọng sống 2 luận cứ: Sự phẫn uất Cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ. + đề 3: có 2 luận điểm và 2 luận cứ tùy thuộc vào vẻ đẹp của bài thơ mà hs lựa chọn. Ví dụ vè lập dàn ý: * Mở bài. - Giới thiệu vấn đề( Nhìn nhận được cái mạnh cái yếu của con người VN để bước vào thế kỷ XXI ). - Trích đề. * Thân bài: Triển khai vấn đề. - Cái mạnh: Thông minh và nhạy bén với cái mới. (Dẫn chứng minh họa làm sáng rõ vấn đề ) - Cái yếu: + Lỗ hổng về kiến thức cơ bản. + Khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế → ảnh hưởng đến công việc, học tập và năng lực làm việc. - Mỗi chúng ta cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tự trang bị những kiến thức tốt nhất để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ XXI. * Kết luận. - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề. - Rút ra bài học cho bản thân. |
GV tổng kết và nhấn mạnh trọng tâm bài học. |
b. Khái niệm Lập dàn ý bài văn nghị lận là nhằm thiết kế bố cục và sắp xếp các ý theo một trật tự logic của bài. Vai trò của dàn ý: Tránh thiếu ý, thừa ý, hệ thống ý không chặt chẽ sơ sài. Các bước lập dàn ý: - Từ kết quả tìm hiểu đề, sắp xếp các ý thành hệ thống theo trình tự lôgíc gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. + Thân bài: Triển khai luận đề bằng những luận điểm. + Kết luận: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học. |
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. |
3. Ghi nhớ (SGK). |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV hướng dẫn hs làm bài tập. |
II. Luyện tập |
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác). |
Đề 1: (trang 23 sgk): 1. Phân tích đề: - Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận. - Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ - Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu 2. Lập dàn ý a. Mở bài Giới thiệu văn bản “Vào phủ cháu Trịnh” của Lê Hữu Trác b. Thân bài * Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh: - cây cối um tùm, chim hót líu lo - Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng - Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng - Đồ ăn toàn của ngon vật lạ - Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập… - Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua… - Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co… * Bức chân dung thế tử Trịnh Cán - Là một cậu bé 5, 6 tuổi - Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,… - Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa. * Thái độ và dự cảm của tác giả - Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa - Phê phán cuộc sống xa xỉ đó - Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc… - Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn… c. Kết bài - Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích |
Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm "Bánh trôi nước" và "Tự tình II". |
Đề 2: (trang 23 sgk): 1. Phân tích đề - Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương - Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận - Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ. - Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát. 2. Lập dàn ý a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua - Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn - Sử dụng các từ ngữ thuần Việt: + Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, ... + Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn... - Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn” - Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi” c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó |
4. Củng cố
- Hệ thống hóa kiến thức.
5. Dặn dò
- Nắm vững kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý.
- Tập phân tích đề và lập dàn ý hai đề luyện tập SGK.
- Soạn bài: Thao tác lập luận phân tích
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Thao tác lập luận phân tích
- Giáo án: Thương vợ (Trần Tế Xương)
- Giáo án: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Giáo án: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)