Giáo án bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Giáo án bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được thể loại bi kịch, nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch: Nhân vật, xung đột và hiệu ứng thanh lọc của kịch.

- Cảm nhận được khát vọng, tâm trạng giằng xé của nhân vật.

- Hiểu được thông điệp mà kịch muốn truyền tải

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của hài kịch.

Quảng cáo

3. Về phẩm chất

- Biết sống có mục đích, có khát vọng cống hiến, làm chủ được bản thân và biết vượt lên mọi trở ngại.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Quảng cáo

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

- GV dẫn vào bài mới: “Sống, hay không sống – đó là vấn đề” là một câu hỏi mà không có câu trả lời, mà nếu có thì cũng không thể thoả mãn được tất cả mọi người. Đó là nỗi trăn trở của chàng hoàng tử Hamlet trong vở kịch cùng tên – một vở bi kịch với những ý nghĩa tâm lí lịch sử sâu sắc nhất mà Shakespeare từng sáng tác. Vậy giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về nội dung cũng như những giá trị mà nó mang lại, để tìm hiểu xem, điều gì đã khiến vở kịch về chàng hoàng tử xứ Đan Mạch trở lên đặc biệt..

Quảng cáo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.

Giáo án bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề | Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS:

+ Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

+ Nêu vị trí của đoạn trích.

+ Giá trị nội dung.

+ Giá trị nghệ thuật.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Tác giả

- Uy-li-am Sếch-xpia là nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng nhất của nước Anh thời Phục hưng.

- Tên tuổi của Sếch-xpia bắt đầu được nhắc đến trong giới nghệ thuật từ năm 1592.

- Sáng tác của ông gồm 37 vở kịch, 4 bản trường ca và 154 bài thơ xon-nê, cho đến nay vẫn được coi là những kiệt tác hàng đầu của văn học thế giới.

- Kịch của Sếch-xpia bao gồm nhiều thể loại (kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch, bi hài kịch), trong đó nổi bật nhất là bi kịch với nhiều kiệt tác như: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Ô-ten-lô, Mắc-bét và đặc biệt là Hăm-lét. Bi kịch của ông chứa đựng nhưng suy ngẫm mang tính nhân văn sâu sắc, được thể hiện qua các hình tượng nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ; qua lời thoại sắc sảo, tinh tế; qua nghệ thuật triển khai, đan xen các tuyến xung đột, các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén, tập trung.

- Sếch-xpia thường xây dựng các vở bi kịch của mình dựa trên một số cốt truyện, truyền thuyết có sẵn nhưng ông đã mở rộng, khơi sâu chủ đề để dựng nên những hình tượng bất tử.

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bi kịch Hamlet là vở kịch nổi tiếng được Shakespeare sáng tác vào những năm 1601, và đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề là một đoạn trích nổi tiếng lấy trong vở kịch đó.

b. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet. Nội dung chính của đoạn trích cũng chính là nói lên nhân vật có sức chịu đựng hay không để vùng lên phá tan nhà ngục để mang lại sự tự do cho con người.

c. Giá trị nội dung

Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề được tác giả thể hiện không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà con nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.

d. Giá trị nghệ thuật

Nhờ tài năng của Shakespeare mà các tác phẩm của ông đã để lại những ấn tượng nhờ tài năng xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch độc đáo, tinh tế, các tình huống kịch hấp dẫn gây nên những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiếp nhận, các tác phẩm kịch của ông sẽ còn mãi trong hiện tại và tương lai.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên