Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Tập 2 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS phân biệt được các đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.

- HS phân tích được ý nghĩa của sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối trong văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Em hãy đọc 1 số bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối mà em đã từng đọc hoặc được học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối là biện pháp tu từ khá quen thuộc thường gặp trong tiếng việt. Vậy nó có đặc điểm gì và tác dụng như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay Biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

Quảng cáo

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu dấu hiệu nhận biết tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhận biết tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ. Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh,

Ví dụ:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)

2. Nhận biết tác dụng của biện pháp tu từ đối

Biện pháp tu từ đối được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ, câu văn.

Ví dụ:

- Đối trong một cụm từ hoặc đối giữa hai vế câu:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

(Chinh phụ ngâm)

- Đối trong một cặp câu:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối để làm các bài tập trong SGK.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Bài làm của HS.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên