Giáo án bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao những hiểu biết về phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đông nghĩa.
- Có kĩ năng sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau, lĩnh hội các nghĩa của từ, kĩ năng lựa chọn từ đồng nghĩa cho thích hợp với ngữ cảnh.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ.
- Lĩnh hội và phân tích sự khác biết cùng giá trị của từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi được sử dụng trong lời nói.
- Dùng theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu quí vốn từ và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số : ………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
- Nội dung chính của bài Xin lập khoa luật?
- Nhận xét về Nguyễn Trường Tộ?
3. Bài mới
Hoạt động 1
Từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một từ có thể có nhiều nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Tính nhiều nghĩa của từ là kết hợp của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa thường được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời chuyển nghĩa còn gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác. Để hiểu được điều này ta tìm hiểu bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành Luyện tập Trao đổi và thảo luận nhóm. GV tổng kết, thống nhất lời giải chung, nhấn mạnh kiến thức và kỹ năng chủ yếu. Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải bằng giấy trong, |
|
Nhóm 1 Bài tập 1. |
Bài tập 1. a/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. + Lá: Nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay cành, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹt. b/ Từ lá được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau: + Chỉ bộ phận cơ thể. + Chỉ vật bằng giấy. + Chỉ vật bằng vải. + Chỉ vật bằng tre, nứa, gỗ. + Chỉ kim loại. |
Nhóm 2. Bài tập 2. |
Bài tập 2. - Đặt câu với mỗi từ chỉ bộ phận cơ thể con người; Mặt, miệng, lưỡi, đầu, tay, chân, tim... “ Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi” Đầu xanh: nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ “ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Bàn tay: nghĩa chuyển, lấy bộ phận chỉ toàn thể. Nhà có năm miêng ăn. Năm miệng ăn: chỉ nhà có năm người Cậu ấy có một chân trong đội bóng. Một chân: nói cậu ấy có một vị trí trong đội bóng. |
Nhóm 3. Bài tập 3. |
Bài tập 3. - Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa thành chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. + Âm thanh lời nói: Ngọt, chua chát, mặn nồng. + Tình cảm cảm xúc: Cay đắng, bùi tai, êm ái... |
Nhóm 4. Bài tập 4. |
Bài tập 4. - Từ đồng nghĩa với từ cậy, chịu trong câu thơ: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. + Nhờ: người được nhờ có thể từ chối. + Cậy: người được nhờ phải bắt buộc nhận lời đồng thời thể hiện sự tin tưởng của người nhờ + Nhận: phải chấp nhận sự hi sinh của người được nhờ. + Nghe + Vâng → Đánh giá việc lựa chọn từ chính xác nhất. |
Bài tập 5 a. Canh cánh: khắc hạo tâm trạng day dứt, triền miên của tác giả. Vừa biểu hiện tác phẩm vừa biểu hiện cho con người. b. Liên can: từ ngữ trung hòa thích hợp nhất với câu. c. Bạn: tính chất trung hòa. |
|
GV chuẩn xác kiến thức. GV tổng kết, rút ra kết luận thông qua hệ thống bài tập. |
2. Kết luận. - Các từ khác nhau, có hình thức âm thanh khác nhau, nhưng nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt về phạm vi sử dụng hoặc khác biệt về sắc thái biểu cảm tu từ. Khi sử dụng cần có sự lựa chọn từ thích hợp về nghĩa, về thái độ tình cảm và phù hợp với ngữ cảnh. |
4. Củng cố
- Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học
5. Dặn dò
- Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Ôn tập văn học trung đại Việt Nam.
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Giáo án: Thao tác lập luận so sánh
- Giáo án: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
- Giáo án: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)