Giáo án bài Trả bài viết số 7 - Hướng dẫn học tập trong hè - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Trả bài viết số 7 - Hướng dẫn học tập trong hè
Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Trả bài viết số 7 - Hướng dẫn học tập trong hè
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Rút ra những ưu, khuyết điểm của bài viết để củng cố kiến thức về văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý.
3. Thái độ tư tưởng: Biết tự rút kinh nghiệm và vận dụng kiến thức vào bài sau.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học.
2. Học sinh: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: ………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Giới thiệu ND trả bài + PP giới thiệu: thuyết trình... |
Trong giờ này chúng ta cùng chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của bài viết để tự rút kinh nghiệm cho bài sau. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề, lập dàn ý, nhận xét chung, thang điểm. • Mục tiêu: - Nhằm giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quát về bài viết, tự rút kinh nghiệm cho bài viết sau - Biết tự sửa lỗi. • Phương pháp: Phát vấn Thao tác 1: Tìm hiểu đề, lập dàn ý - Công việc của GV: cho hs đọc đề và phân tích đề và lập dàn ý của bài. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi trả lời. Thao tác 2: Nhận xét chung: - Công việc của GV: GV gọi học sinh nhận xét trước. - Công việc của HS: Suy ghĩ và trả lời. GVnhận xét sau khi HS đã nhận xét: tập trung các nội dung sau đây: sơ kết, bổ sung, uốn nắn, đưa ra kết luận của mình. (Nếu HS chưa nhận xét được thì GV gợi ý để HS nhận xét sau đó GV mới nhận xét và kết luận). Thao tác 3: Thang điểm - Công việc của GV: GV đưa ra thang điểm |
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: 1.1 Phần đọc hiểu: Nắm vững một số kt pt 1.2 Phần vh: a. Tìm hiểu đề: Tìm hiểu yêu cầu chung của đề. - Phạm vi: - Kĩ năng: - Nội dung: b. Lập dàn ý: Lập dàn ý chi tiết cho đề. 2. Dàn ý: Theo đáp án và biểu điểm chung MB: Nêu được vấn đề cần nghị luận. TB: - Nội dung đoạn thơ - Nghệ thuật đặc sắc - Đánh giá: KB 2. Nhận xét chung: a. Học sinh tự nhận xét: HS tự đánh giá bài làm của bản thân và nhận xét, đánh giá bài làm của bạn b. Giáo viên nhận xét: + Ưu điểm: Đa số HS xác định được đề bài, một số bài viết tốt, đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức, diễn đạt khá trôi chảy: Trường, Lan Anh, Tuấn + Như¬ợc điểm: ++ Nội dung kt còn nhiều bài sơ sài, xác đinh sai phương thức biểu đạt… ++ Một số bài viết yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả: Nam, Hùng.. ++ Trình bày bẩn, chưa khoa học.( Lan Anh, Thiện… |
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành: Hs tự sửa lỗi Chữa lỗi cho học sinh : - Công việc của GV: chỉ ra lỗi của HS và tiến hành phân tích và chữa lỗi. - Công việc của HS: chú ý vào bài của mình, suy nghĩ trao đổi và tự chữa lỗi rút kinh nghiệm cho bản thân. |
3. Chữa lỗi cho học sinh - Chưa biết cách triển khai các yêu cầu cơ bản của bài văn NLVH. Cụ thể: + Hiểu chưa đúng về nội dung của đoạn thơ , tâm trạng của nhân vật trữ tình. + Phần bình luận còn sơ sài + Thiếu phần nêu đánh giá tâm trạng của nhân vật trữ tình. - Học sinh viết bài lan man - Trình bày kém, chưa khoa học |
Hoạt động 4: Đọc bài tốt, trả bài, tổng kết: - Công việc của GV: * Đọc một số bài hoặc một số đoạn viết tốt. * GV nhận xét, khích lệ, động viên. - Công việc của HS: HS tự đọc và sửa chữa và đưa ra những thắc mắc về bài của mình. |
4. Trả bài, tổng kết: - Đọc bài làm tốt: Đọc một số bài của em Lan Anh. - Trả bài cho HS: - Tổng kết: + Tổng kết điểm: + Rút ra bài học kinh nghiệm cho các bài viết sau. |
4. Củng cố:
HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài
Gv chốt lại: Dàn bài, chữa lỗi
5. Dặn dò:
1. Bài tập về nhà: Xem lại toàn bộ bài viết
2. Tiết học tiếp theo: Hướng dẫn ôn tập trong hè.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRONG HÈ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản của chương trình làm văn lớp 11. Lập bảng hệ thống những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ Văn 11 theo 3 phân môn: Văn học, làm văn, tiếng việt
2. Kỹ năng: Ôn tập, hệ thống kiến thức
3. Tư tưởng: Rèn luyện cho HS ý thức tự giác ôn tập, hệ thống kiến thức trong quá trình nghỉ hè. Tìm đọc trước SGK Ngữ Văn 12
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu
2. Trò: Xem lại toàn bộ chương trình
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Tiết 1:
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
Giới thiệu giờ trước chúng ta học, giờ này chúng ta cùng đi tìm hiểu
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung dạy:
Mục tiêu: giúp học sinh hệ thống lại kiến thức lớp 11
- Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12
• Phương pháp:
- Công việc của GV: phát vấn cho học sinh trả lời
- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi. * Trọng tâm cần đạt:
- Hệ thống lại kiến thức lớp 11
- Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1: Ôn tập kiến thức lớp 11:
- GV: Đưa ra kiến thức ôn tập phần văn học trung đại
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
- GV: Đưa ra kiến thức ôn tập phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- CMT8/ 1945.
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
- GV: Đưa ra kiến thức ôn tập phần làm văn
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
- GV: Đưa ra kiến thức ôn tập phần tiếng việt.
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
Tiết 2
Thao tác 1: Giới thiệu kiến thức lớp 12
- GV: Đưa ra kiến thức ôn tập phần văn học, làm văn và đưa ra các đề tham khảo
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
I. Ôn tập kiến thức lớp 11:
1. Văn học:
* Phần văn học trung đại
- Qua việc hệ thống những tác phẩm đã học: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (NĐC), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh), Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) -> Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước
- Vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đao chủ nghĩa?
* Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- CMT8/ 1945.
+ Văn xuôi: Đọc kĩ lại các văn bản tự sự để nắm được cốt truyện, các chi tiết của văn bản. Từ đó phân tích được các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, phân tích được một số nhân vật chính
VD: Các tác phẩm: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của một tang gia, Chí Phèo
+ Các tác phẩm thơ như: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu)
- Yêu cầu: Học thuộc lòng, phân tích, nêu cảm nhận chung về các tác phẩm
2. Làm văn:
- Học kĩ lại các bài làm văn, biết cách phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận
- Nắm được các thao tác lập luận đã học: Phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn
(khái niệm, cách làm bài), khái niệm, cách viết một bản tin, tiểu sử tóm tắt
3. Tiếng việt:
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Khái niệm ngữ cảnh
- Hai thành phần nghĩa của câu (NSV, NTT)
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận.
II. Giới thiệu kiến thức lớp 12
1. Văn học: các tác giả
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Quang Dũng
Nguyễn Tuân
Tố Hữu .....
2. Làm văn: tiếp tục làm văn nghị luận đi sâu hơn về nghị luận một đoạn thơ, bài thơ, nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội.
3. Đề tham khảo.
Em hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Em hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
....Mường Lát hoa về trong đêm hơi".
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. Bài tập 1:
Gợi ý:
Đề 1: Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (NĐC), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)...
Đề 2: Dựa vào một số tác phẩm văn học hiện thực và lãng mạn đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của mình về một nhân vật văn học để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất
Đề 3: Trình bày những cảm nhận của em về một bài thơ mới đã học Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử)...
4. Củng cố
- GV củng cố nhấn mạnh lại toàn bộ kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11 theo 3 phân môn Văn học, Làm văn, Tiếng việt và giới thiệu kiến thức lớp 12.
5. Dặn dò:
- Học kĩ nội dung trên
- Đọc lại văn bản và tìm các tài liệu tham khảo
- Nhắc nhở HS về nhà làm bài tập, có ý thức tự học kiểm tra kiến thức thường xuyên
- Tìm đọc sách, tài liệu tham khảo trong chương trình Ngữ Văn 12
KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Tóm tắt văn bản nghị luận
- Giáo án: Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
- Giáo án: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Giáo án: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)