Giáo án bài Từ ấy (Tố Hữu) - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Từ ấy (Tố Hữu)
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm vui lớn. lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản.
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu Đảng, khát vọng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng cộng sản Việt Nam.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ..........................................
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh). Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Trong văn học Việt Nam Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn và lí tưởng cách mạng. Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn của một nhà thơ.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới GV giới thiệu về t/g, xuất xứ và vị trí bài thơ. Hs tìm hiểu bố cục |
I.Tìm hiểu chung 1/Tác giả - Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành. - Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại. - Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống. |
Hs đọc diễn cảm bài thơ và tìm đại ý từng phần |
2/Bài thơ a)Hoàn cảnh sáng tác:Tháng 7-1938 khi nhà thơ được kết nạp vào đảng cộng sản, bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ “Từ ấy” b)Vị trí bài thơ:có ý nghĩa mở đầu cho con đường cm,con đường thi ca của TH là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cm,cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ c)Bố cục:3 phần |
Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết. |
II. Đọc hiểu văn bản 1. Nội dung |
Biện pháp tu từ ẩn dụ được thể hiện qua những từ ngữ nào? |
a/Niềm vui lớn: (khổ 1) - Hình ảnh ẩn dụ: “Nắng hạ,mặt trời chân lí” |
Tìm sự liên kết giữa hình ảnh và ngữ nghĩa qua cụm từ “Mặt trời chân lí....”? |
- Sự liên kết giữa hình ảnh và ngữ nghĩa:mặt trời đời thường toả hơi ấm thì Đảng cũng là ánh sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn,mới mẻ. |
Từ “bừng “có ý nghĩa ntn? |
- Từ “bừng” có ý nghĩa nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra cho nhà thơ chân trời mới |
T/c chính thể hiện qua 2 câu thơ là gì? |
→ Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm không quên là được giác ngộ lí tưởng cm và bộc lộ tâm trạng vui sướng tự hào |
Hình ảnh so sánh bộc lộ tâm trạng ntn của t/g? |
- Hình ảnh so sánh,bút pháp lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cm |
Hs thảo luận theo nhóm trả lời,gv tổng hợp kiến thức và cho ghi ý chính. |
→ CM đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho nhà thơ |
TH có những suy nghĩ gì sau khi bắt gặp lí tưởng c/m? |
b/Lẽ sống lớn (khổ 2) - Suy nghĩ: Tôi buộc......biểu hiện cho sự tự nguyện gắn “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người |
Tình cảm của t/g có gì khác so với t/c bình thường? |
Để tình .....biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với c/đ,tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng c/n cụ thể. |
Đối tượng ông quan tâm và dành tình cảm là ai? |
Hồn tôi gắn với bao hồn khổ:tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ |
Mục đích của ông trong việc liên kết sức mạnh con người là để làm gì? |
-Hình ảnh: “Gần gũi-mạnh khối đời” mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung |
Hs thảo luận, trả lời. Gv tổng hợp và cho ghi ý chính. |
→ TH đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu,bằng sự giao cảm của những trái tim.Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người |
Gv phải giúp hs hiểu rõ sự chuyển biến trong nhận thức của t/g đi từ cái cá nhân sang cái chung.Gv có thể liên hệ với các nhà thơ khác cùng thời để thấy đó là một suy nghĩ biểu hiện cho sức mạnh giai cấp |
|
Tình cảm của tác giả với mọi người được cảm nhận ntn? |
c. Tình cảm lớn (khổ 3) - Điệp ngữ mang tính khẳng định: “là”,các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn”nhấn mạnh khẳng định một tình cảm g/đ đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ |
Cảm xúc của t/g ntn khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau khổ mà quân thù gây nên cho nhân dân? |
- Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ”biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên. |
Lí tưởng c/s đã giúp được gì cho ông? Hs thảo luận,trả lời.GV hình thành kiến thức |
→ Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp cho ông có được lẽ sống mới mà còn giúp cho nhà thơ vượt qua t/c ích kỉ hẹp hòi của g/c tư sản để có được tình cảm g/c quý báu. |
Hãy nêu đắc sắc nghệ thuật của bài thơ? |
2. Nghệ thuật Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở… |
Hãy rút ra ý nghĩa văn bản? |
3. Ý nghĩa văn bản Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản. |
Gv hướng dẫn hs tổng kết. |
III. Tổng kết Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng; Tình cảm giai cấp . |
4. Củng cố
- Vì sao “từ ấy” có thể dược xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả?
(Vì tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống và về tương lai…)
5. Dặn dò
- Học thuộc bài thơ và phân tích bài thơ.
- Soạn bài đọc thêm (4 bài).
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Lai tân (Hồ Chí Minh); Nhớ đồng (Tố Hữu); Tương tư (Nguyễn Bính); Chiều xuân (Anh Thơ)
- Giáo án: Tiểu sử tóm tắt
- Giáo án: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Giáo án: Tôi yêu em (Pu-Skin)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)