Giáo án bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Giáo án bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được:

+ Tình yêu thương và niềm tự hào chân thành, tinh tế, sâu sắc của người dân ta trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.

+ Hình thức đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi là các phương thức diễn đạt trong ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

2. Kĩ năng

- Cảm nhận, phân tích ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

3. Thái độ

- Yêu quý, tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy những nét đẹp của quê hương, đất nước, con người VN.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, : SGK, SGV.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1),Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng....

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài, sưu tầm ca dao cùng đề tài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của hs.

- Đọc thuộc lòng bài ca dao 1,4 về tình cảm gia đình và cho biết em thích nhất bài nào? Vì sao?

- Đọc thêm những câu ca dao và dân ca về tình cảm gia đình? Nêu ý nghĩa cuả một bài ca mà em thích trong những bài ca đó.

3. Bài mới

Cùng với tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người cũng là một chủ đề lớn trong ca dao- dân ca. Những bài ca dao về chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn tả riêng, nhiều bài thể hiện màu sắc địa phương. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gửi và những bức tranh phong cảnh là tình yêu chân thật, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương, đất nước, con người.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. Đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu và gọi HS đọc.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

- B1: Giọng hỏi - đáp, hồ hởi và t/c phấn khởi pha chút tự hào.

B4: Nhịp chậm 4/4/4

- HS đọc chú thích SGK

- GV nhấn mạnh 1 số từ:

+ Thắt cổ bồng: eo thắt ở giữa

+ Ni: này

+ Tê: kia

2.Chú thích.

HĐ2. HDHS đọc -hiểu văn bản:

-Gọi 2 HS đọc:

+ Nam đọc lời hỏi

+ Nữ đọc lời đáp

H: Bố cục bài ca có mấy phần

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Bài thứ nhất.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần đầu: Lời người hỏi (chàng trai)

+ Phần sau: Lời người đáp (cô gái)

H: Có nhận xét gì về hình thức thể loại bài ca?

H: Hình thức đối đáp này có nhiều trong ca dao dân ca không (có nhiều)

- Thể loại hỏi đáp, thường gặp trong ca dao trữ tình dao duyên cổ truyền VN.

H: Nội dung hỏi đáp ỏ bài ca này là gì?

- Nội dung hỏi đáp: Những địa danh của quê hương, đất nước: Năm cửa ô Hà Nội

H: Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp này?

H: Những địa danh đó có những đặc điểm riêng và chung nào?

- Sông Lục Đầu, Sông thương, núi Tản Viên, đền Thanh Hoá, Lạng Sơn

+ Điểm riêng: Gắn với những địa phương

+ Điểm chung: Đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử, văn hoá của miền Bắc nước ta.

- Chàng trai, cô gái hỏi đáp về địa danh:

-> Thử thách trí thông minh

-> Vui chơi, giao lưu tình cảm

-> Thể hiện sự yêu quí, tự hào về qhương, đ/nước.

Thảo luận nhóm

CH: Vì sao chàng trai cô gái lại dùng những địa danh với đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi đáp?

+ Đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá…trong những cuộc hát đối đáp.

+ Người hỏi biết chọn những nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi, người đáp hiểu rất rõ và trả lời ý của người hỏi -> Từ đó để thể hiện chia sẻ.

CH: Qua cách đối đáp như vậy, em hiểu gì về mối quan hệ tình cảm của đôi trai gái đó? Và họ là người như thế nào?

Chàng trai cô gái cùng chung sự hiểu biết, cùng chung tình cảm như thế. Đó là cơ sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau.

-> Chàng trai, cô gái là những người lịch lãm, tế nhị.

H: Tóm lại nội dung đối đáp của bài ca dao toát lên những ý nghĩa nào?

Tóm lại: Nội dung đối đáp toát lên những ý nghĩa.

+ Bày tỏ sự hiểu biết và niềm tự hào về lịch sử, văn hoá dân tộc.

+ Tyêu q/hương, đ/nước thường trực trong mỗi c/người

- GV gọi HS đọc diễn cảm

H: Số tiếng trong bài có gì khác thường? Tác dụng?

H:Ni, tê gợi cho em cảm giác, ấn tượng gì?

Ni, tê: Tiếng địa phương miền Trung.

4. Bài thứ 4:

* Hai câu đầu:

- Cấu trúc đặc biệt: Câu 1, 2 kéo dài 12 tiếng

- Nhịp 4/4/4: cân đối, đều đặn

-> Gợi sự dài rộng, bao la của cánh đồng

H: ở 2 câu đầu tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác dụng?

- Giải thích cách hiểu của em về: “lúa đòng đòng”,Sắp trổ bông, trưởng thành, thân lúa công, hạt lúa non, sắp căng mẩy.

- Phất phơ: Khẽ đu đưa trong gió.

- Ngọn nắng hồng ban mai: Hình ảnh cụ thể đầy ấn tượng.

`

- Các điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng.

+ Đứng bên ni đồng - đứng bên tê đông

+ Mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông.

-> Nhấn mạnh sự hoán đổi điểm nhìn của người miêu tả, dù ở phía nào. cũng thấy rõ cái mênh mông, rộng lớn của cánh đồng và sự trù phú, đầy sức sống của cánh đồng.

H: Hai câu cuối tả ai?

H:Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để tả : Tác dụng?

* Câu 3,4: Tả người trong cảnh

- Biện pháp so sánh:

+ Cô gái s/sánh với “Chẽn lúa đòng đòng”, “Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

-> Sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân:

H:Hãy đọc một vài câu ca dao bắt đầu bằng từ thân em?

- Thân em như hạt mưa sa…

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

- Thân em như giếng giữa đang

Người khôn rửa mặt, người …

H: ở đây có mô típ quen thuộc nào?

H:Cái hay trong bài ca dao trên là điểm nào?

- Mô típ quen thuộc: “thân em”

+ Trong tiếng hát than thân: Tâm trạng buồn bã, than thở, lo lắng cho số kiếp của mình.

+ Trong bài này: Tâm trạng hồn nhiên, trẻ trung, phơi phới, trong sạch, tràn trề và rất mực duyên dáng.

-> Ở hai câu đầu ta chỉ thấy cánh đồng bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh.

- Đến 2 dòng cuối hồn trong cảnh được hiện lên - con người- cô thôn nữ mảnh mai, trẻ trung, nhiều duyên thầm và đầy sức sống.

H: Theo em bài 4 là lời của ai?ND toàn bài là gì?

H:Theo em có cách hiểu nào khác không ?

(cách hiểu (b) SGK – T48)

- Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK

-> Bài 4 là lời của chàng trai:

+ Ngợi ca cánh đồng

+ Ngợi ca vẻ đẹp người con gái

-> Cách bày tỏ tình cảm kín đáo với cô gái của chàng trai.

4. Tổng kết

*Ghi nhớ: SGK

4. Củng cố, luyện tập

H: Nhận xét về thể thơ trong 4 bài ca dao đã học?

- Sử dụng thể thơ lục bát.

* Bài 4: Thể dụng thể thơ tự do: 2 câu đầu (bài 4)

* Sử dụng thể thơ lục bát biến thể:

* Bài 1: Số tiếng không phải 6 ở dòng lục

Số tiếng không phải 8 ở dòng bát

* Bài 3: Kết thúc là dòng lục.

- Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài học này như thế nào?

- T/c chung thể hiện trong 4 bài ca dao.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc các bài ca dao

- Sưu tầm, học thuộc các bài ca dao có cùng chủ đề

- Đọc: Tục ngữ - ca dao – dân ca (Vũ Ngọc Phan)

- Bình giảng ca dao (Hoàng Tiến)

- Chuẩn bị: Từ láy

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên