Giáo án bài Ôn tập phần Tiếng Việt kì 2

Giáo án bài Ôn tập phần Tiếng Việt kì 2

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Khắc sâu những kiến thức trọng tâm, hệ thống được những nội dung cơ bản về Tiếng Việt trong học kỳ II

2. Kĩ năng

- Củng cố hoá hệ thống kiến thức.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập thường xuyên.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Thực hiện trong bài mới.

3. Bài mới

- Bài học hôm nay chúng ta cùng tiếp tục hệ thống lại kiến thức về phân môn Tiếng Việt.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS củng cố kiến thức lí thuyết

I. Ôn tập lí thuyết:

Phép biến đổi câu Kiến thức cần nhớ Ví dụ

Rút gọn câu

- Là lược bỏ một số thành phần của câu

* Mục đích chính:

- Làm cho câu văn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứngtrước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)

- Cháu đã ăn cơm chưa

- Dạ chưa

Thêm trạng ngữ cho câu

* Đặc điểm:

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:

   + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

   + Giữa trạng ngữ với CN – VN thường có 1 quãng nghỉ khi nói và dấu phẩy khi viết.

- Công dụng:

   + Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làn cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

   + Nối kết các đoạn văn, các câu với nhau => bài văn được mạch lạc.

- Vào 1 đêm cuối xuân, năm 1947, khoảng 2 giờ sáng trên đường đi công tác , Bác Hồ nghỉ chân ở 1 nhà nghỉ bên đường

- Dùng cụm C- V để mở rộng câu

- Dùng cụm C-V làm chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ (trong câu và trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu)

- Những đám mây sà xuống tạo nên 1 cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.

Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động:

- Câu chủ động:

   + Có CN là chủ thể của hành động nêu ở VN

   + Không chứa từ “bị” hay “được” trước VN

- Câu bị động:

   + Có VN là đối tượng của hành động

   + Thường dùng từ “bị” hay “được” (có thể không dùng) ở bộ phận VN.

- những đám mây trắng nhỏ

- Quân ta bao vây quân Ngô cả 3 mặt

- Quân Ngô bị bao vây cả 3 mặt

* Hoạt động 2: Các phép tu từ

Các phép tu từ Kiến thức cần nhớ

Điệp ngữ

- Là phép lặp lại từ ngữ, câu để nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh

- Có 3 dạng điệp ngữ: ĐN cách quảng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp

Liệt kê

-Là phép sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ, nhằm diễn đạt đầy đủ và sinh động những nội dung khác nhau trong thực tế và trong cảm xúc.

HĐ 3. HD cách làm bài kiểm tra tổng hợp: II. Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra tổng hợp

? Nêu những điểm cần chú ý.

- GV hướng dẫn HS theo nội dung ở SGK

tập 1

- GV nêu những chú ý theo SGK

- GV nêu những kiến thức mà HS cần chú ý ôn tập kỹ.

1. Phần văn:

- Trọng tâm: Phần văn nghị luận (đọc thêm - Một vài tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng)

- Xem lại bài hướng kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I trong ngữ văn 7 (tập 1)

- Nắm được một số nội dung cụ thể của các văn bản đã học trong học kỳ II:

   + Văn bản nghị luận.

   + Văn bản nhật dụng

   + Tác phẩm tự sự

- Chú ý giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản trên.

- GV nói yêu cầu đối với bài kiểm tra.

- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có)

2. Về Tiếng Việt:

- Đặc điểm của các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động…

- Đặc điểm và tác dụng của phương pháp tu từ: Liệt kê

- Cách mở rộng câu bằng cụm C- V và trạng ngữ

- Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lững; dấu chấm phẩm, dấu gạch ngang.

3. Phần tập làm văn

- Trọng tâm phần văn bản nghị luận

- Nắm được đặc điểm chung của văn bản nghị luận

   + Khái niệm

   + Mục địch

   + Tác dụng

   + Bố cục

   + Các thao tác lập luận

Cách làm một bài văn nghị luận

- Ôn tập về văn bản hành chính: văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

HĐ 4. HD cách ôn tập:

III. Về cách ôn tập và hướng dẫn kiểm tra đánh giá

- Ôn tập toàn diện,vận dụng các kiến thức và kỹ năng cả 3 phần một cách tổng hợp theo hướng tích hợp (dọc và ngang)

- Hình thức kiểm tra:

   + Trắc nghiệm

   + Tự luận.

4. Củng cố, luyện tập

- GV chốt lại những ý chính trong giờ

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn tập theo nội dung 3 phần: Văn bản+ tập làm văn + tiếng việt

- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên