Giáo án bài Ôn tập văn biểu cảm
Giáo án bài Ôn tập văn biểu cảm
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố, ôn lại những kiến thức trọng tâm về lý thuyết làm văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng tìm ý, tìm hiểu đề, lập dàn ý của bài văn biểu cảm.
- Kỹ năng khái quát, hệ thống kiến thức
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, có sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
H: Thế nào là văn biểu cảm? Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm?
3. Bài mới
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập kiến thức về văn bản biểu cảm đã học.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt | ||||
---|---|---|---|---|---|
HĐ 1. HD ôn tập khái niệm văn biểu cảm: CH1: Thế nào là văn biểu cảm? CH3: Khái niệm về văn miêu tả: => Văn miêu nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh) nhằm dựng một chân dung đầy đủ chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng ấy. |
I. Ôn lại khái niệm văn biểu cảm : - Văn biểu cảm là kiểu VB bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên, cuộc sống. - Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm thông qua tự sự, miêu tả. + Cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy => nhu cầu biểu cảm. |
||||
HĐ2.Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm: VD: Các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: - VD1: “….hai cây đứng đôi nhau trước tầm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá hoa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc.” -“Cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền.” => So sánh (đoạn văn Hoa hải đường (B5)) VD2: “Phượng ở lại một mình” “Phượng thức canh gác nhà trường, sân trường …………” “Hoa phượng khóc …hoa phượng nở, hoa phượng nhớ….” (Nhân hoá => hoa học trò) (B7) VD3:Tác giả miêu tả hàng loạt cảnh và con người An Giang bằng cách so sánh. |
II.Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm.
|
||||
HĐ3.Phân biệt sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm: H: Khái niệm văn tự sự => Văn tự sự là kể lại 1 sự việc câu chuyện có nguyên nhân, diễn biến, kết quả để người đọc, người nghe có thê hiểu, nhớ và kể lại được. H: Đọc lại bài “Kẹo mầm”(B11) hãy cho biết văn bản biểu cảm khác tự sự ở chỗ nào? - HS thảo luận và tự trả lời (câu chuyện như thế nào? xảy ra lúc nào? dụng ý kể) - Kể lại câu chuyện về việc Đổi tóc rối rụng của mẹ, chị lấy kẹo mầm ăn. => Thể hiện tình cảm nhớ thương mẹ da diết của nhân vật |
III: Phân biệt sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm.
|
||||
? Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Cho ví dụ? - GV yêu cầu chỉ ra ví dụ? + Các đoạn văn SGK (câu 1) “tôi” => Sự khác nhau. ? Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào? ? Người ta nói ngôn ngữ văn biẻu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao? |
3. Bài tập 3: - Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình (nói cách khác tự sự miêu tả đóng vai trò làm giá đỡ, làm nền cho cảm xúc) - Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ không cụ thể, bởi vì tính cách cảm xúc của người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. 4. Bài tập 4: Các bước thực hiện một bài văn biểu cảm + Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý + Bước 2: Lập dàn bài + Bước 3: Viết bài + Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa bài |
||||
* Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân. * Dàn bài gợi ý: A. Mở bài. - Cảm nghĩ chung về mùa xuân B. Thân bài: Những cảm nghĩ cụ thể về mùa xuân a. Mùa xuân của thiên nhiên. - Cảnh sắc, thời tiết, cây cỏ, chim muông. b. Mùa xuân của con người: Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ… c. Phát biểu cảm nghĩ: - Thích, không thích? Vì sao? - Kể, bộc lộ cảm xúc. - Vì sao mong đợi hoặc không mong đợi mùa xuân đến. C. Kết bài Mùa xuân đem lại cho ta biết bao suy nghĩ về mình và về mọi người. 5. Bài tập 5. - Các biện pháp tu từ thường gặp trong biểu cảm: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. - Ngôn ngữ văn biẻu cảm gần với thơ vì: Nó có mục đích biểu cảm như thơ. + Trong cách biểu cảm trực tiếp người viết sử dụng ngôi thứ nhất (em, tôi …) trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, lời nhắn. + Trong cách biểu cảm gián tiếp, tình cảm được ẩn trong các hình ảnh. |
4. Củng cố, luyện tập
- Nêu khái niệm văn biểu cảm?
- Phân biệt văn biểu cảm và văn miêu tả, phân biệt văn biểu cảm và văn tự sự
5. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các đề văn, đọc bài tham khả,ôn luyện lý thuyết.
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Giáo án: Sài Gòn tôi yêu
- Giáo án: Mùa xuân của tôi
- Giáo án: Luyện tập sử dụng từ
- Giáo án: Trả bài tập làm văn số 3
- Giáo án: Ôn tập tác phẩm trữ tình
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)