Giáo án bài Viết tập làm thơ bốn chữ, năm chữ - Cánh diều
Với giáo án bài Viết tập làm thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn lớp 7 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 7.
Giáo án bài Viết tập làm thơ bốn chữ, năm chữ - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 7 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức:
- Đặc điểm cơ bản của thơ 4 chữ, 5 chữ: nguồn gốc, số câu, số chữ, gieo vần, ngắt nhịp..
1.2 Về năng lực:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ, năm chữ;
- Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ.
1.3 Về phẩm chất:
- Biết thể hiện tình cảm của bản thân (với mọi người, với thiên nhiên,...) qua các bài thơ 4 chữ, 5 chữ, từ đó có ý thức trước những hành động của mình.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1:
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ về chủ đề thơ ca.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về chủ đề thơ ca.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Trò chơi ô chữ: Lớp chia thành 2 đội. Các đội lần lượt chọn câu hỏi để trả lời. Trả lời đúng câu hỏi hàng ngang được 10 điểm; đoán đúng ô chữ hàng dọc chủ đề được 30 điểm; trả lời sai thì nhường quyền cho đội còn lại. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
1. Thể thơ chủ yếu dùng trong các bài ca dao Việt Nam? (6 chữ cái) – Lục bát.
2. Nhà thơ được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam? (5 chữ cái) – Tố Hữu.
3. Thao tác chọn những tiếng giống nhau phần vần ở các câu thơ trong một bài thơ được gọi là gì? (7 chữ cái) – Gieo vần.
4. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, hình tượng nhân vật trung tâm là ai? (5 chữ cái) – Bác Hồ.
5. Các bài thơ “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”, “Mẹ”, “Tiếng gà trưa” là những sáng tác thuộc thời kỳ nào văn học nào của Việt Nam? (7 chữ cái) – Hiện đại.
- Ô chữ chủ đề: Tên gọi của một thể loại văn học rất giàu nhạc điệu, đậm chất trữ tình. (từ Hán Việt – 5 chữ cái) – Thi Ca.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chuẩn bị kiến thức về thơ ca để tham gia trò chơi.
B3: Báo cáo, thảo luận:
Hs tham gia cuộc thi do GV điều hành.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét phần thi của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ
a) Mục tiêu: kiến thức cơ bản về thơ 4 chữ, 5 chữ. b) Nội dung: Kỹ thuật lớp học đảo ngược, Hoạt động nhóm đôi, Sơ đồ tư duy c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS trình bày sơ đồ tư duy nêu hiểu biết về thơ 4 chữ, 5 chữ. (GV giao việc trước cho hs trên phần mềm hoặc phiếu học tập in sẵn) B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin: Nguồn gốc, đặc điểm (số câu, số chữ, gieo vần, ngắt nhịp, nội dung) thơ 4 chữ, 5 chữ. HS tự tìm hiểu thông tin ở nhà. Trong giờ học thảo luận nhóm đôi, hoàn thiện sơ đồ của mình. B3: Báo cáo, thảo luận Chọn 1 cặp đôi lên trình bày. Cặp đôi thống nhất chọn sơ đồ tư duy của 1 bạn và trình bày theo sơ đồ đó. B4. Kết luận, nhận định (GV) - HS nhận xét lẫn nhau. - GV trình chiếu trang padlet có phần chuẩn bị cá nhân của các học sinh. Nhận xét thái độ, tinh thần chuẩn bị của hs. - GV Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. - GV bổ sung: + Nguồn gốc của thơ 4 chữ: Vè, đồng dao,… VD (video): Xúc xắc xúc xẻ (Đồng dao) Xúc xắc xúc xẻ Năm mới năm mẻ Nhà nào còn thức Mở cửa cho chúng tôi… + Nguồn gốc của thơ 5 chữ: Hát dặm: Là thể ca 5 chữ gồm nhiều trổ (khổ), mỗi trổ thường có 5 câu, trong đó thường có một câu láy lại. Ví dụ (video minh họa): Thuyền và bến (Hò bơi thuyền) Nước sông Lam dào dạt Đây cảnh đẹp Nam Đàn Ai đi chợ Sa Nam Mà xem thuyền, xem bến
Thuyền xưa nay còn nhớ Nơi bến cũ sông nhà Dù thuyền có đi xa Bến vẫn chờ, vẫn đợi
Dù con nước vơi đầy Thuyền xuôi ngược đó đây Vẫn nhớ về bến cũ Thuyền vẫn về bến cũ - Neo đậu bến xưa (An Thuyên). + Nhịp trong thơ: Nhịp thơ là chỗ ngắt dòng thơ, câu thơ thành từng vế khi đọc; hoặc cách xuống dòng cuối các câu thơ.Vai trò: Tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời góp phần biểu đạt nội dung bài thơ. + Cách gieo vần: Là chọn các tiếng có phần vần giống nhau hoặc gần giống nhau để tạo âm điệu trong thơ. Dựa vào vị trí của dòng thơ có chứa vần: - Vần liền: Các câu thơ chứa vần ngay cạnh nhau. - Vần cách: Các câu thơ chứa vần không cạnh nhau. 2. Dựa vào vị trí của vần trong dòng thơ: - Vần chân: Tiếng chứa vần nằm cuối câu thơ. - Vần lưng: Tiếng chứa vần nằm giữa câu thơ * Bài tập nhanh: Nhận diện cách gieo vần: 1. Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng |
* Thơ 4 chữ - Nguồn gốc: Thể thơ bốn chữ có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện. - Mỗi dòng thơ: 4 tiếng. - Số câu không hạn định. - Có thể chia khổ thơ, thường mỗi khổ có 4 câu. - Ngắt nhịp: 2/2; 1/3; 3/1 - Dựa vào vị trí của vần trong câu: + Vần lưng. + Vần chân. - Dựa vào vị trí của câu có chứa vần: + Vần liền. + Vần cách. - Chủ đề: phong phú.
* Thơ 5 chữ - Nguồn gốc: Phổ biến trong Tục ngữ và trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Trong thơ thì sau này người ta mới dùng. - Mỗi dòng thơ: 5 tiếng. - Số câu không hạn định. - Có thể chia khổ thơ, thường mỗi khổ có 4 câu. - Ngắt nhịp: 2/3; 3/2; 1/2/2; 4/1; 1/4. - Dựa vào vị trí của vần trong câu: + Vần lưng. + Vần chân. - Dựa vào vị trí của câu có chứa vần: + Vần liền. + Vần cách. - Chủ đề: phong phú. - VD 1 số bài thơ 4 chữ, 5 chữ.
VD1: Vần chân – vần cách. VD2: Vần chân – vần liền. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)