Giáo án bài Đồng chí - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Với giáo án bài Đồng chí Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.
Giáo án bài Đồng chí - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức / yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thể thơ tự do qua việc tìm hiểu bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu
- HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở bố cục, hình ảnh, từ ngữ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, …
- HS cảm nhận được những tình cảm của người lính như tình yêu quê hương, đất nước; tình đồng chí, đồng đội; … Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về các thế hệ cha anh đã cống hiến tuổi xuân cho độc lập dân tộc
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
b. Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đồng chí
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đồng chí
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề
3. Phẩm chất
- Yêu quê hương, đất nước; có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi:
- Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc một trong những thể thơ đó
- Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm tháng chiến tranh mà em đã học, đã đọc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi
* Gợi ý trả lời
- Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học thể thơ lục bát, thể thơ bốn chữ, năm chữ, …
HS có thể đọc một trong những bài các em đã học như: Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) – thơ bốn chữ, Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh) – thơ năm chữ, …
- Tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm tháng chiến tranh mà em đã học, đã đọc: Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em thân mến, các em có bao giờ thắc mắc tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” không? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì? Thực ra, cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”. Và các em biết không, trên cơ sở của từ đồng bào này, sau này, xuất hiện từ đồng chí chỉ những người có cùng chí hướng, lý tưởng, cùng đội ngũ và tổ chức với nhau. Đó cũng là tên một tác phẩm của Chính Hữu và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ này để hiểu và trân quý hơn về tình đồng chí của những người lính.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN |
|
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Mô-li-e và văn bản. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà: - Trình bày hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu? - Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
1. Tác giả - Chính Hữu (1926 – 2007) quê ở Hà Tĩnh, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ - Đề tài chủ yếu trong thơ ông là người lính và chiến tranh. Trong thơ ông, người lính hiện lên giản dị, mộc mạc với tình yêu quê hương, đất nước, đồng đội chân thành và sâu nặng - Một số tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo (1966), Tuyển tập Chính Hữu (1998), ... 2. Tác phẩm Đồng chí được sáng tác sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)