Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 40 Tập 2 - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 40 Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 40 Tập 2 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ / yêu cầu cần đạt
- HS ôn tập, củng cố kiến thức đã học về biện pháp tu từ
- HS nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ, hoán dụ, …
- HS giải thích được nghĩa của một số từ ngữ; nếu được tác dụng của việc dùng từ láy trong một bài thơ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn
3. Phẩm chất:
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học trợ từ
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
c. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những từ loại đã được học
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Em hãy nối biện pháp tu từ ở cột bên phải tương ứng với ngữ liệu ở cột bên trái:
Ngữ liệu |
Biện pháp tu từ |
a. Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một chiếc bút chì Và mang một mẩu bánh mì con con. |
1. Điệp ngữ |
b. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. |
2. Nhân hoá |
c. "Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu, rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung." |
3. Hoán dụ |
- Em hãy tìm hai từ bất kì, sau đó tiến hành giải thích nghĩa và tìm từ đồng nghĩa với các từ đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS trả lời
* Gợi ý trả lời
- a-2, b-3, c-1
- Hai từ mà HS có thể tìm được là: ân cần, chăm chỉ
+ Ân cần: (đối xử) đầy nhiệt tình và chu đáo
Từ đồng nghĩa: đon đả, nhiệt tình, niềm nở, ….
+ Chăm chỉ: sự cố gắng, nỗ lực của mỗi cá nhân
Từ đồng nghĩa: siêng năng, cần cù, …
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn.
- Gv dẫn dắt vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về biện pháp tu từ và nghĩa của từ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về biện pháp tu từ và nghĩa của từ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau: - Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về các biện pháp tu từ đã được học: Nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ - Nghĩa của từ ngữ là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Ghi lên bảng. |
1. Đặc điểm của biện pháp tu từ nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ - Nhân hoá: Là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn. Ví dụ: Chú công khoác lên mình bộ áo lộng lẫy bảy sắc màu - Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) -> Bàn tay: vốn Là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động - Điệp ngữ: Là biện pháp tu từ trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)