Giáo án Văn 8 bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hệ thống được các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản ;đặc trưng thể loại ; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc- hiểu văn bản như cáo, chiếu , hịch.

- Sơ giản về lí luận văn học, về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và hiện đại.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm , luận cớ trong các văn bản đã học , học tập cách trình bày lập luận có lí có tình.

3. Thái độ

- GD cho hs ý thức yêu thích môn học, có ý thức hệ thống hoá kiến thức chùmvăn bản nghị luận trung đại.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

H: Nêu các thể loại thơ đã trong chương trình từ bài 15. Các văn bản thơ giai đoạn này đề cập tới vấn đề gì ? Em được bồi dưỡng tình cảm gì ?

3. Bài mới

- Sau khi hệ thóng hoá nội dung các văn bản ở giờ học trước giờ học này cô hướng dẫn các em hệ thống lại kiến thức về chùm văn bản nghị luận.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS ôn tập cụm văn nghị luận:

H: Qua các văn bản 22,23,24,25,26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận ? soa sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại?

1. Văn bản nghị luận:

- Văn bản nghị luận: là văn bản trong đó người viết thể hiện tư tưởng, quan điểm , ý kiến khen chê về một vấn đề nào đó. Much đích của người viết là thuyết phục , làm cho người đọc người nghe đồng tình, tin tưởng vào quan điểm, ý kiến của mình.

H: Chỉ ra điểm khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại?

* So sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại:

Văn nghị luận trung đại Văn nghị luận hiện đại

- viết bằng chữ Hán

- Có nhiều từ cổ, diễn đạt cổ, nhiều ước lệ tượng trưng , nhiều điển tích diển cố, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.

- Chia thành các thể chiếu, hịch cáo, mỗi thể mang một cách thức riêng.

- Mang thế giới quan con người trung đại.

- Viết chữ Quốc ngữ.

- Từ ngữ gần với lời nói thường, mang phong cách cá nhân của người viết.

- Chia thành các thể nghị luận hiện đại: Nghị luận xã hội, nghị luận văn chương, văn chính luận…

- Mang thế giới quan con người hiện đại.

H: Chứng minh các văn bản nghị luận ở các bài: 22,23,24.25, 26… đều có tình có lí có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao?

2. Đặc điểm của các văn bản nghị luận trung đại:

- Có lí: Có các luận điểm xác đáng , cách sắp xếp luận điểm chặt chẽ khoa học.

- Có tình : NGười việt bộc lộ tình cảm cảm xúc chân thực.

- Có chứng cứ : Có các sự thực hiển nhiên khẳng định luận điểm.

⇒ Một bài văn nghị luận hay phải kết hợp cả ba yếu tố trên . Các yếu tố này sẽ tạo nên sức thuyết phục lớn cho bài nghị luận.. Tuy nhiên trong bài văn nghị luận yếu tố lí lẽ là quan trọng nhất.

H: Điểm giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23 và 24

3. Điểm giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23 và 24:

* Giống nhau:các văn bản trên đều là những áng văn chính luận gắn với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần dân tộc sâu sắc .

- Thể loại: đều là văn nghị luận trung đại có cách thức chung câu văn biền ngẫu hình ảnh ước lệ tượng trưng nhiều điển tích điển cố .

* Khác nhau:

+) Nội dung:

- Chiếu dời đô: ý chí tự cường dân tộc ĐV đang trên dà lớn mạnh.

Hịch tướng sĩ: tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược .

- Nước ĐV ta: ý thức, niềm tự hào về một dân tộc độc lập tự chủ.

+) Thể loại: Chiếu dời đô→ thể chiếu

+) Hịch tướng sĩ thể Hịch

+) Nước ĐV ta : thể cáo

⇒ Mội thể loại trên thực hiện một chức năng riêng.

H: Vì sao văn bản nước ĐV ta được coi là bản tuyên ngôn độc lập khi đó?

4. Nước ĐV ta có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập:

- Vì bài cáo đã khẳng định nướcViệt Nam là một nước độc lập, tự chủ đó là chân lí hiển nhiên không thể phủ nhận.

- So với bài “ Sông núi nước Nam”→

Lí Thường Kiệt K/ đ 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

- Bài “Nước Đại Việt ta”→ba yếu tố nữa được bổ sung: Nền văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử .

⇒ Bài cáo vừa thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc vừa phát huy niềm tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống của thế hệ đi trước.

4. Củng cố, luyện tập

H: GV hệ thống nọi dung bài học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị : ôn tập phần TLV

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên