Giáo án bài Cố hương (Tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Cố hương (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:

1. Kiến thức

- Tinh thần phê phán sâu sắc xh cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc -hiểu vb truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận 1 vb truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

3. Thái độ

- Có t/cảm trong sáng, có tinh thần phê phán sâu sắc, ty quê hương.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

   + Soạn bài đọc tài liệu nghiên cứu bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài: đọc, tóm tắt, trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

* Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

- Tóm tắt ngắn gọn truyện “ Cố hương” Nêu tên các nhân vật?

3. Bài mới

- Trong cảm nhận quan sát của người trở về sau 20 năm con người nơi cố hương ntn? Tôi nghĩ gì trên đường rời quê chúng ta cùng tìm hiểu bài học trong tiết học tiếp theo này.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc- hiểu văn bản(tiếp):

Theo dõi phần văn bản tiếp theo :

1. Những ngày ở quê, nhân vật "tôi" đă gặp nhiều người quen cũ, trong đó , cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất?

2. Mối quan hệ của nhân vật tôi với Nhuận Thổ đựoc kể trong những thời điểm nào?

b/ Những ngày " tôi" ở cố hương

- “Tôi” gặp Nhuận Thổ và chị Hai Dương.

- Nhuận Thổ thời qúa khứ

- Nhuận Thổ thời hiện tại

3. Trong kí ức "tôi ":

a/ Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?

H: Tại sao nhân vật "tôi " lại gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?

- Nhuận Thổ thời quá khứ gắn với h/ả:

“Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm ….chạy mất”.

⇒ Đó là một cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê, giờ chỉ còn trong kí ức.

H: Khi đó hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?

- Nhuận Thổ :

   + Khuôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.

   + Thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi.

   + Bẫy chim sẻ rất tài, biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.

H: Trong tâm trí nhân vật "tôi "người bạn ấy như thế nào?

⇒ Một chú bé khôi ngô, khỏe mạnh,hồn nhiên ,hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều tình cảm, có tình bạn thân thiện, bình đẳng.

H: Trong quan sát của người trở về sau hai mươi năm, hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?

- Sau hai mươi năm:

- Người đàn ông:

   + Khuôn mặt vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, mũ rách tươm, áo bông mỏng dính,người co ro cúm rúm, bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

   + Chào rất rành mạch "Bẩm ông"

   + Lại xin tất cả các đống tro..

H: Em có nhận xét gì về nhân vật Nhuận Thổ hiện tạo qua các chi tiết trên?

⇒ Thay đổi toàn diện theo chiều hướng xấu, kì lạ nhất là thay đổi tính nết :trở nên tự ti, tham lam.Nhuận Thổ hiện tại già nua,tiều tụy,hèn kém.

Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?

- Sự thay đổi có nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức.

H: Trong kí ức của nhân vật "tôi ", chị Hai Dương là người như thế nào?cách gọi ngày trước có ý nghĩa gì?

* Nhân vật chị Hai Dương:

- Trước đây gọi là nàng Tây Thi đậu phụ:Cách gọi bộc lộ tình cảm thân thiện với người phụ nữ láng giềng từng là một người đẹp người ,đẹp nết.

H: Hai mươi năm sau người phụ nữ ấy xuất hiện trước nhân vật "tôi "với bộ dạng, lời nói,hành động như thế nào?

- Hai mươi năm sau:

   + Một người đàn bà trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái com pa "Ai chà! Anh bây giờ làm quan rồi,..Hừ! chẳng cái gì giấu được chúng tôi đâu!

   + Miệng lẩm bẩm, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng.

H: Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người như thế nào?

⇒ Thay đổi toàn diện cả hình dạng lẫn tính tình

- Đó là biểu hiện suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê.

- Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người xấu xí tham lam, trơ trẽn đến độ lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê chân thật, mộc mạc.

H: Kể về hai con người ở quê, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?Thái độ của ông đối với cuộc sống ấy như thế nào?

* Kể về hai con người ở quê đã thay đổi hoàn toàn, người kể muốn ta hiểu:Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và xuống cấp về đạo đức ,bất lương.Từ đó bộc lộ nỗi xót thương, bất lực và căm ghét xã hội lúc bấy giờ.

H: Em nhận xét gì về h/a con người nơi cố hương sau 20 tôi trở lại? H/ ảnh xã hội con người TQ hiện lên ntn?

⇒ H/ả của Nhuận Thổ và chị Hai Dương là những minh chứng cụ thể khác nhau về sự sa sút, điêu tàn của ‘‘Cố hương’’ vì nghèo đói , lạc hậu. Là hình ảnh thu nhỏ về nông thôn TQ đầu thế kỉ XX. Đồng thời phân tích nguyên nhân, lên án thế lực tạo nên thực trạng đen tối.

H: Vì sao khi rời cố hương, nhân vật tôi lai cảm thấy lòng tôi không một chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt?

H: Khi rời cố hương , nhân vật tôi mong ước điều gì?

c) Khi rời cố hương:

- Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn,xa lạ từ cảnh vật đến con người.

- Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ cách bức nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như người khác. chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới. Đó là làng quê tươi đẹp, con người sống tử tế với nhau

H: Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào?

- Trong niềm hi vọng, xuất hiện cảnh tượng: Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển,trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm =>Đó là ước mong yên bình ấm no, cho làng quê, mong làng quê sẽ hồi sinh trở lại.

H: Em hiểu ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "Tôi " như thế nào?

* Ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

⇒ Hình ảnh ẩn dụ, cũng như những con đường trên mặt đất,mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ tìm ra con đường- con đường đi mới cho nhân dân dã từ lầm than đói khổ lạc hậu để có tất cả..

- Tác giả muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.

HĐ2. HDHS tổng kết:

H: Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật tác phẩm?

- Đọc ghi nhớ SGK/219

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- K/hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt TS, MT, BC, NL

- Xây dựng hả mang ý nghĩa biểu tượng.

- K/hợp giữa kể với tả, bc và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc

2. Nội dung:

Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước TQ đẹp đẽ trong tương lai.

* Ghi nhớ SGK/ 219

4. Củng cố - luyện tập

- Nêu điểm khác biệt của Nhuận thổ trước và sau 20 năm- điền vào bảng

H: Nhận xét về đất nước con người TQ những năm đầu thế kỉ 20 so sánh với hiện tại ?

1. H/a con dg mang ý nghĩa gì?

A. hướng đi mới cho ng dân TQ

B. Con dg đi từ nơi này đến nơi khác.

C. Tương lai của đất nc TQ.

2. phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn cuối là ?

A. Tự sự – miêu tả - nghị luận.

B. Tự sự – biểu cảm.

C. Tự sự – miêu tả, biểu cảm

3. Em hiểu gì về XHTQ vào những năm 1923

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

- Ôn tập lại các bài đã học.

- Chuẩn bị Kiểm tra TV, ôn tập các nội dung đã học trong giờ ôn tập

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên