Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 65 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 65 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 65 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: Cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nhận biết và phân tích được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Có một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại truyện.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

Quảng cáo

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Tự hào, trân trọng những di sản văn hóa, văn học của dân tộc, có ý thức gìn giữ và phát triển tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trình bày hiểu biết của em về thể loại truyện thơ Nôm? Chia sẻ với các bạn một bài thơ truyện thơ Nôm mà em yêu thích?

Quảng cáo

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: Tự hào, trân trọng những di sản văn hóa, văn học của dân tộc, có ý thức gìn giữ và phát triển tiếng Việt.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

→ Ghi lên bảng.

 
Quảng cáo

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nhận biết và phân tích được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Có một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

+ Trình bày khái niệm truyện thơ Nôm.

+ Lời đối thoại và lời độc thoại là gì?

+ Trình bày những hiểu biết của em về chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Truyện thơ Nôm

- Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, được viết bằng chữ Nôm; hình thành vào khoảng thế kỉ XVI - XVII, phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn vào cuối thế kỉ XVII và nửa đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn đầu, một số truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ Đường luật hoặc song thất lục bát; sau đó các tác giả chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát.

- Truyện thơ Nôm có đề tài, chủ đề rộng mở, phong phú, giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc. Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường được triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ.  Khi tiếp thu nguồn cốt truyện từ văn học dân gian hoặc văn học Trung Quốc, các tác giả truyện thơ Nôm đã có những đóng góp riêng. Một số truyện thơ Nôm lấy đề tài từ đời sống thực tế và có cốt truyện do tác giả tự sáng tạo.

- Nhân vật chính trong truyện thơ Nôm là những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện (hình thể, tâm hồn, đức hạnh, trí tuệ, tài năng…) nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan. Những gian nan, trắc trở ấy không chỉ phản ánh thực trạng xã hội đương thời mà còn là cái “nền” để các tác giả làm nổi bật vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ (hiếu thảo, thủy chung, giàu lòng nhân hậu, đức hi sinh, dung cảm, mạnh mẽ, kiên cường đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc, giữ gìn phẩm giá). Nhiều nhân vật được khắc họa ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động…) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí…). Đặc biệt, lời thoại của nhân vật đã được chú ý ở cả hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Trong một số tác phẩm, lời thoại đã được cá thể hóa và trở thành phương tiện thể hiện tính cách nhân vật. Nhiều tác giả truyện Thơ Nôm đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật.

- Truyện thơ Nôm là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong các tác phẩm đỉnh cao, ngôn ngữ truyện thơ Nôm giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, được “tinh chế” bởi ngòi bút tài hoa, điêu luyện của tác giả; thể thơ lục bát được hoàn thiện và đạt tới sự nhuần nhuyễn, không chỉ có khả năng biểu đạt mọi cung bậc tình cảm tinh tế của con người mà còn đảm nhận xuất sắc chức năng kể chuyện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên