Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 11 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật. Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật.

- Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.

- Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với tế bào).

- Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

- Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn và trình bày một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

- Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe con người, đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.

- Trình bày đượcvai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.

Quảng cáo

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi học tập, thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến của bản thân về tuần hoàn ở động vật.

- Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về tuần hoàn ở động vật qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đồ tư duy về một số dạng hệ vận chuyển ở động vật; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về hệ tuần hoàn ở động vật.

Năng lực riêng:

- Năng lực nhận thức sinh học:

+ Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật

+ Nếu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

+ Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật; tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

+ Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

+ Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

+ Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.

+ Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào).

+ Nêu được hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

+ Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn.

+ Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

+ Phân tích được tác hạu của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là hệ tim mạch.

+ Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.

- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Đánh giá được ý nghĩa của việc xử phạt người tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia..

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về tuần hoàn để phòng các bệnh về hệ tuần hoàn.

Quảng cáo

1. Phẩm chất

- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

- Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.

- Chủ động, tích cực tham gia vận động người khác vận động người khác tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.

- Máy tính, máy chiếu( nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS sinh học 11.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi: “Giãn tĩnh mạch là bệnh lí thuộc nhóm bệnh của máu ngoại vi. Bệnh giãn tĩnh mạnh có ảnh hưởng gì đến sự lưu thông máu của cơ thể”

Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 10. Tuần hoàn ở động vật.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên