Giáo án Ở lại với chiến khu lớp 3 - Cánh diều

Giáo án Ở lại với chiến khu lớp 3 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

CHỦ ĐIỂM: BẢO VỆ TỔ QUỐC

Bài đọc 4: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trôi chảy toàn bài.

- Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ nói và viết sai.

- Ngắt nghỉ hơi đúng; thể hiện giọng đọc phù hợp lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

- Nhận biết câu khiến, biết chuyển câu kể thành câu khiến. Phân tích được hình

ảnh so sánh.

1.2. Phát triển năng lực văn học:

- Biết bày tỏ tình cảm xúc động, khâm phục tinh thần yêu nước của các chiến sĩ

nhỏ tuổi trong câu chuyện.

Quảng cáo

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết bảo vệ Tổ Quốc qua bài đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý các chiến sĩ bộ đội qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

Quảng cáo

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh minh họa:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Ở lại với chiến khu - Cánh diều

+ Trong hình em thấy những gì?

+ Em hãy dự đoán xem các chú bộ đội đang làm gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới Nhân dân ta có truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lược, không chỉ người lớn, mà cả trẻ em cũng tham gia chiến đấu và một lòng bảo vệ đất nước. Hôm nay, các em sẽ được học bài Ở lại với chiến khu. Câu chuyện kể về tinh thần dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh của các chiến sĩ nhỏ.

Bức tranh là hình ảnh minh hoạ một lán trại ở chiến khu. Đây là chú trung đoàn trưởng và các chiến sĩ nhỏ đang trong một cuộc họp. Cuộc họp này diễn ra khi chiến khu bị giặc bao vây, đường tiếp tế lương thực, vũ khí bị cắt đứt, cuộc sống vô cùng gian khổ và nguy hiểm. Các em hãy đọc bài để biết những chiến sĩ nhỏ ở chiến khu dũng cảm như thế nào.

- HS quan sát tranh.

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài.

- Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ nói và viết sai.

- Ngắt nghỉ hơi đúng; thể hiện giọng đọc phù hợp lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

- Nhận biết câu khiến, biết chuyển câu kể thành câu khiến. Phân tích được hình

ảnh so sánh.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ tình cảm xúc động, khâm phục tinh thần yêu nước của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, giọng đọc nhẹ nhàng, xúc động, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên, thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu cùng chiến sĩ nhỏ tuổi.

- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: 4 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu cho……các em thấy thế nào?.

+ Đoạn 2: Trước ý kiến…anh nờ.

+ Đoạn 3: Trước những lời…. ban chỉ huy

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: yên lặng, nghẹn lại, van lơn, bay lượn, ngọn lửa, một lượt, yên lặng, trìu mến, gian khổ.

- Luyện đọc câu dài

“ Đoàn Vệ quốc quân / một lần ra đi /

Nào có mong chi/ đâu ngày trở về/

Ra đi, /ra đi, / bảo tồn sông núi/

Ra đi /, ra đi , / thà chết ko lui…”//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm, tuyên dương.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giúp đỡ HS còn lúng túng, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ?

+ Câu 2: Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói?

+ Câu 3: Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào?

+ Câu 4: Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Vì sao?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV chốt nội dung của bài: Bài đọc ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

+Trung đoàn trưởng: người chỉ huy trung đoàn( đơn vị bộ đội tương đối lớn)

+Lán: nhà dựng tạm,sơ sài, thường làm bằng tre nứa.

+Chi: gì

+Vệ quốc quân: teencuar một quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

+Bảo tồn: bảo vệ và gìn giữ lâu dài

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Trung đoàn trưởng nói: Hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ, mai đây chắc còn gian khổ nhiều hơn. Ai muốn về với gia đình thì trung đoàn cho về.

+ Vì mọi người cảm thấy bất ngờ khi nghĩ mình phải xa rời chiến khu, không được tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước; vì không ai muốn trở về gia đình trong hoàn cảnh chiến khu đang rất khó khăn..

+ Lượm nói, giọng rung lên: “Em xin ở lại.”; cả đội “nhao nhao" xin ở lại; Mừng nói như vạn lớn: “... cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về”.)

+ HS trả lời theo cảm nhận riêng: Chi tiết trung đoàn trưởng thông báo hoàn cảnh khó khăn, trung đoàn cho phép các em về: chi tiết này cho thấy lãnh đạo rất quan tâm, lo lắng cho các chiến sĩ nhỏ……..

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

2-3 HS nêu lại.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên