Giáo án Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Giáo án Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng

- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).

3. Thái độ

- GD HS sống lạc quan, yêu đời.

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ viết sẵn các tiêu chí đánh giá kể chuyện

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

+ Bạn hãy  kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời?

- Gv dẫn vào bài.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1 HS kể chuyện


2.       Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p)

* Mục tiêu:  Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được các chi tiết nói về một người vui tính.

* Cách tiến hành: 

Đề bài: Kể chuyện về một người vui tínhem biết.

- GV gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 gợi ý SGK và hỏi HS:


+  Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?

+ Em kể về ai? 

+ Hãy giới thiệu với các bạn câu chuyện em sẽ kể.

* Gợi ý: Khi kể chuyện các em phải lưu ý kể có đầu, có cuối. Trong câu chuyện phải kể được điểm hấp dẫn, của người vui tính đó.

- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:

- 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý. 

- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3 suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể.

- HS nối tiếp trả lời: 

+ Em xin kể cho các bạn nghe về bố em. Bố em là người rất hài hước và vui tính. . 


- HS lắng nghe

3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)

* Mục tiêu: Biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện). Nêu được ý nghĩa câu chuyện.

+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC

+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

a. Kể trong nhóm


- GV theo dõi các nhóm kể chuyện

b. Kể trước lớp

- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn



- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

4. Hoạt động ứng dụng (1p)


5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm 

- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp

- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí

VD

+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?

+ Nhân vật đó vui tính như thế nào

+ Bạn học được điều gì từ nhân vật đó?

..................

+ Luôn luôn lạc quan, yêu đời sẽ giúp ta vượt qua mọi thử thách của cuộc sống.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Kể về một diễn viên hài hước hoặc chi tiết hài hước trong các tiểu phẩm hài mà em xem

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên