Giáo án Luyện từ và câu: Cách đặt cầu khiến (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Giáo án Luyện từ và câu: Cách đặt cầu khiến mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).

* HS năng khiếu nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng câu khiến đúng mục đích, thể hiện thái độ lịch sự

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng phụ

- HS: Vở BT, bút dạ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

+ Thế nào là câu khiến?

+ Cuối câu khiến có dấu câu gì?

- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành các bạn trả lời, nhận xét

+ Câu khiến là câu dùng để bày tỏ yêu cầu, đề nghị, mong muốn,...

+ Cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu hai chấm

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(13p)

* Mục tiêu: Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ)

* Cách tiến hành

a. Phần nhận xét:

- Cho HS đọc yêu cầu BT.

- Các em chọn một trong các tình huống đã cho và chuyển câu kể thành câu khiến.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Lưu ý HS: Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh (có hãy, đừng, chớ có ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than. Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.





+ Dựa vào cách nào ở BT phần nhận xét, em hãy cho biết có mấy cách đặt câu khiến?

b. Ghi nhớ:


- 1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.




- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) Chọn cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên phải vào trước động từ.

Nhà vua / hãy / hoàn gươm lại cho Long Vương!

  b) Chọn cách 2: Thêm đi, thôi, nào vào cuối câu,

Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương / đi.

  c) Chọn cách 3: Thêm đề nghị, xin, mong vào đầu câu.

 Mong / Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

d). Cách 4: Thay đổi giọng điệu.

+ Có 4 cách đặt câu khiến.


- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.

3. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).

* Cách tiến hành

* Bài tập 1:Chuyển các câu kể sau thành câu khiến.

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.

 - GV HD: Mỗi câu kể đã cho các em có thể viết thành nhiều câu khiến bằng các cách đã làm ở phần Nhận xét

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.










+ Có mấy cách đặt câu khiến? Đó là những cách nào?

* Bài tập 2:

- Cho HS đọc yêu cầu BT2.

- GV lưu ý: Khi đặt câu khiến các em chú ý đến các đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.



* Bài tập 3 + Bài 4


- GV nhận xét, khen những HS đặt câu khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu đúng các tình huống sử dụng câu khiến.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu khiến.


4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân - Nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

* - Nam đi học đi!             

 - Nam đi học nào !

 - Nam phải đi học       

 - Đề nghị Nam đi học !

 *- Thanh phải đi lao động.

 - Thanh nên đi lao động.

 - Thanh  đi lao động thôi nào !

 *- Ngân phải chăm chỉ lên !

 - Ngân hãy chăm chỉ nào !

 *- Giang phải phần đấu học giỏi !

 - Giang hãy phần đấu học giỏi lên !

- 1 HS nêu


Cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) Khánh ơi, cho tớ mượn bút nhé!

b) Cháu chào bác ạ! Bác cho cháu gặp bạn Hoa nhé!


Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

Đáp án: 

a) Cậu hãy học bài đi!

b) Chúng ta cùng đi nào!

c) Mong các bạn đến đúng giờ.


- Ghi nhớ các cách đặt câu khiến

- Đặt 1 câu khiến và nêu hoàn cảnh sử dụng câu khiến đó

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên