Giáo án Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Giáo án Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). 

3. Thái độ

- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

*KNS: Thể hiện thái độ lích sự trong giao tiếp/Lắng nghe tích cực

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.

          + Các tình huống ở bài tập 2 viết vào những tờ giấy nhỏ.

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- Gọi HS đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, làm gì, vì sao,...

- Dẫn vào bài mới


- HS  nối tiếp đặt câu

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét

Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại...

- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn.



Bài 2:


+ Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì

+ Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?

+ Câu: “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?

* Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.

Bài 3

- Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời, bổ sung.




+ Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?

b. Ghi nhớ:


Cá nhân- Nhóm 2- Lớp


- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi. 

- Sao chú mày nhát thế?

Nung ấy à?

Chứ sao?

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời – Chia sẻ trước lớp

+ Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất. 

+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát. 

+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa


- Lắng nghe





- HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp

+ Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn. 

+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.

- HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.

- HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác.

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể 

* Cách tiến hành:

Bài 1: Các câu hỏi sau đây dùng làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 










- Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn bản thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn. 

Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống 












- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- Lưu ý cách đặt câu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi. 





- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 bày tỏ mong muốn.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp


Đ/a:

- Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để  yêu cầu con nín khóc. 

Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách. 

Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống. 

Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ. 


- Lắng nghe



- Thực hiện theo nhóm 4 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?

b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?

c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?

d) Chơi diều cũng thích chứ?





- Cá nhân – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a) Tỏ thái độ khen, chê: 

- Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó: 

 “Sao mày hư thế?”

- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”. 

b) Khẳng định, phủ định: 

- Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp. Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng hay chứ?”

- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: “Tiếng Anh thì hay gì?”

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn. 

- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em dang chăm chú học bài. Em bảo: 

 “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”

- Sử dụng câu hỏi vào các mục đích khác trong giao tiếp hàng ngày để thể hiện phép lịch sự.

- Tạo đoạn hội thoại giữa em và các bạn. Trong đoạn có sử dụng các câu hỏi vào mục đích khác.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên