Giáo án Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Giáo án Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).

3. Thái độ

- Tích cực, tự giác học bài.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

*GD BVMT: Nhận xét trình tự miêu tả. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV:+ Tranh ảnh một số cây ăn quả.

         + Bảng phụ ghi lời giải BT 1, 2 (phần nhận xét).

- HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức:(15p)

*Mục tiêu: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Phần nhận xét

Bài tập 1: Đọc bài văn và xác định các đoạn văn…

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi


- Cho HS trình bày.




- Chốt đáp án


Bài tập 2: Đọc lại bài “Cây mai tứ quý”. Trình bày…

- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc lại bài Cây mai tứ quý, sau đó so sánh với bài Bãi ngô ở BT 1 và chỉ ra trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có gì khác với bài Bãi ngô.

+ Bài Cây mai tứ quýcó mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?



+ So sánh trình tự miêu tả giữa 2 bài:

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:


Bài tập 3: Từ cấu tạo của hai bài văn trên em hãy rút ra cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?

b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc phần ghi nhớ.

Nhóm 2 - cả lớp

-1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.

- HS đọc thầm lại bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Đáp án:

Đoạn 1: 3 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về bãi ngô.

Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.

Đoạn 3: Còn lại. Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.

Nhóm 4 - Lớp


Đáp án:


* Cây mai tứ quý  3 đoạn: 

+ Đoạn 1: 4 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về cây mai 

+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.

+ Đoạn 3: 4 dòng còn lại: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

+ Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

+ Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

Cá nhân - Lớp

* Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

+ Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

+ Phần thân bài: Có thể tả từng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

+ Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả cây cối.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Đọc bài văn và cho biết cây gạo…

- GV giao việc: Các em phải chỉ rõ bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào?


- GV nhận xét và chốt lại  

- Lưu ý HS học tập cách miêu tả cây gạo vào bài văn của mình sau này

* GDBVMT: Mỗi loài cây đều có một vẻ đẹp riêng. Khi quan sát và miêu tả cây cối, chúng ta sẽ nhận ra được vẻ đẹp ấy. Theo các em, chúng ta cần làm gì đề luôn giữ được vẻ đẹp thuần khiết của các loài cây?

Bài tập 2: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc….


- GV giao việc: Các em có thể chọn một trong số loại cây ăn quả quen thuộc 

(cam, bưởi, chanh, xoài, mít,…) lập dàn ý để miêu tả cây mình đã chọn.





- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài tốt.

* Lưu ý: GV đi giúp đỡ những HS M1+M2





4. HĐ ứng dụng (1p)


5. HĐ sáng tạo (1p

Nhóm 2  - Lớp

- HS tìm các đoạn của bài văn và nêu nội dung từng đoạn:

+ Đ 1: Miêu tả thời kì ra hoa của cây gạo

+ Đ 2: Miêu tả thời kì hoa tàn

+ Đ 3: Miêu tả thời kì ra quả

=> Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo...




- HS liên hệ, nêu các biện pháp bảo vệ cây và môi trường sống của cây.



Cá nhân – Lớp

VD: Lập dàn ý tả từng bộ phận của cây

Tả cây khế

MB: Giới thiệu cây khế được trồng ở góc vườn

TB: *Tả bao quát: Cây khế cao khoảng 2m, tán lá xùm xoà,...

        *Tả chi tiết:

+ Cành khế: dày, đan vào nhau, giòn, dễ gãy

+ Lá khế: Nhỏ, mọc thành chùm sát nhau

+ Hoa khế: Tím hồng như những ngôi sao li ti

+ Quả khế lúc xanh, lúc chín,...

        *Tả công dụng của cây khế: Quả khế chua dùng nấu canh. Khế ngọt để ăn rất ngon

KB: Nêu tình cảm và cách chăm sóc cây.

- Hoàn thiện dàn ý cho bài văn tả cây cối

- Lập thêm dàn ý theo cách thứ hai.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên