Giáo án Chính tả (Nhớ - viết): Ê-mi-li, con… mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Chính tả (Nhớ - viết): Ê-mi-li, con… mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
2. Kĩ năng: Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
3. Thái độ: Bồi dưỡng quy tắc chính tả.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
|
- Cho học sinh thi viết một số tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua. - Giáo viên nhận xét - Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng
- GV nhận xét - đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- Học sinh chia thành 2 đội thi viết các tiếng, chẳng hạn như: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa, cuộn.Đội nào viết được nhiều hơn và đúng thì đội đó thắng. - HS nghe - Các tiếng có nguyên âm đôi uô có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. - Các tiếng có nguyên âm ua không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu mỗi âm chính. - Học sinh lắng nghe - HS ghi vở |
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. *Cách tiến hành: |
|
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. - Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt? *Hướng dẫn viết từ khó - Đoạn thơ có từ nào khó viết? - Yêu cầu học sinh đọc và tự viết từ khó. |
- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. - Chú muốn nói với Ê-mi-li về nói với mẹ rằng cha đi vui, xin mẹ đừng buồn. - Học sinh nêu: Ê-mi-li, sáng bừng, ngọn lửa nói giùm, Oa-sinh-tơn, hoàng hôn sáng loà... - 1 Học sinh viết bảng, lớp viết nháp. |
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do. *Cách tiến hành: |
|
- GV nhắc nhở học sinh viết - GV yêu cầu HS tự soát lỗi. |
- Học sinh tự viết bài. - HS đổi vở cho nhau và soát lỗi. |
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu:Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: |
|
- GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. |
- Học sinh thu vở - HS theo dõi. |
5. HĐ làm bài tập: (8 phút) * Mục tiêu: Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. * Cách tiến hành: |
|
Bài 2: HĐ cá nhân - Yêu cầu học sinh đọc bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gợi ý: Học sinh gạch chân các tiếng có chứa ưa/ươ.
- Em hãy nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy?
*GV kết luận về cách ghi dấu thanh trong các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ
Bài 3: HĐ cặp đôi - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp. - GV gợi ý: + Đọc kỹ các câu thành ngữ, tục ngữ. + Tìm tiếng còn thiếu. + Tìm hiểu nghĩa của từng câu. - GV nhận xét - Yêu cầu HS học thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ. - GV nhận xét, đánh giá. |
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 HS làm bài, lớp làm vở bài tập. - Các tiếng chứa ươ : tưởng, nước, tươi, ngược. - Các tiếng có chứa ưa: lưa, thưa, mưa, giữa. - Các tiếng lưa, thưa, mưa: mang thanh ngang . giữa: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. - Các tiếng tương, nước, ngược dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng "tươi" mang thanh ngang.
- HS đọc yêu cầu - Học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài. - Các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 câu + Lửa thử vàng, gian nan thử sức (khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người) - 2 học sinh đọc thuộc lòng - HS theo dõi. |
6. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
|
- Cho HS nêu lại quy tắc đánh dấu thanh của các từ: Trước, người, lướt, đứa, nướng, người, lựa, nướng. |
- HS nêu |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************************
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị, hợp tác
- Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
- Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
- Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)