Giáo án Hạt gạo làng ta lớp 5 - Kết nối tri thức
Giáo án Hạt gạo làng ta lớp 5 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Hạt gạo làng ta. Biết đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng theo nhịp của bài thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ nêu giá trị của hạt gạo và những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải trải qua trong quá trình sản xuất lúa gạo.
- Thơ và đặc trưng của văn bản thơ (ngôn ngữ giàu hình ảnh, khổ thơ, vần nhịp trong thơ,...); hiểu biết về nhà thơ Trần Đăng Khoa và thơ viết cho thiếu nhi của Trần Đăng Khoa. Nhận biết được giá trị của hạt gạo thông qua các hình ảnh so sánh.
- Hiểu điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: Ca ngợi tinh thần vượt lên khó khăn, vất vả; ca ngợi phẩm chất cần cù, chịu khó của người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo, nuôi sống con người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Biết quý hạt gạo, trân trọng công sức của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về lao động.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS xem một số hình ảnh người lao động làm ra hạt gạo: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Người nông dân là những người lao động sống ở nông thôn nên công việc của họ thường là: cày bừa, gieo hạt, ươm mầm, chăm sóc vườn cây, ruộng đồng, thu hoạch, gặt hái,... - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.17, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Làm ra hạt gạo đối với người nông dân cực kì vất vả. Bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ giúp chúng ta hiểu được những điều đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng đúng để tạo nhịp điệu cho câu thơ. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thơ: + Luyện đọc một số từ khó: phù sa, hương sen, bão tháng Bảy, súng, quang trành, quết, tiền tuyến,… + Luyện đọc một số câu thơ: Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy/ Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi đắng cay... |
- HS xem và quan sát tranh. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Viết: Quan sát để viết bài văn tả người
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả người
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)