Giáo án Tiếng hạt nảy mầm lớp 5 - Kết nối tri thức
Giáo án Tiếng hạt nảy mầm lớp 5 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữvà đọc diễn cảm bài thơTiếng hạt nảy mầm. Biết thể hiện các giọng đọc khác nhau phù hợp với lời thơ nói về các em học sinh hoặc nói về cô giáo trong lớp học đặc biệt – lớp học của trẻ khiếm thính; nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm nhận tinh tế của bài thơ về suy nghĩ, cảm xúc của các bạn nhỏ và của cô giáo trong giờ học.
- Nhận biết được cách thể hiện tình cảm, cảm xúc qua ngôn ngữ thơ. Hiểu bài thơ viết về một tiết học với bao nghĩ suy, cảm xúc, mong ước của cô giáo và học trò; nhận ra được mối liên hệ giữa các chi tiết về hình ảnh và âm thanh mà cô giáo mong muốn truyền tải đến các em học sinh thiệt thòi về khả năng nghe, khả năng nói. Hiểu thông điệp mà tác giả muốn nói thông qua bài thơ: Các em học sinh như những cánh chim non, tất cả đều được chắp cánh bay cao, bay xa bởi tình yêu thương vô bờ và sự tận tâm với nghề của thầy cô giáo.
- Biết quan tâm, giúp đỡ, thể hiện sự đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Biết quan tâm, giúp đỡ, thể hiện sự đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi.
- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
- Biết hòa đồng với bạn bè và có suy nghĩ độc lập, mang cá tính riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số hành động giúp đỡ các bạn bị khuyết tật: - GV cho HS xem video Người tàn tật trên xe buýt: https://www.youtube.com/watch?v=TmgNzA7hf3A - GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những việc làm mà em đã giúp đỡ người khuyết tật. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Tiếng hạt nảy mầm là câu chuyện về người khiếm thính, tuy các bạn có thêm một số khó khăn nhưng ai cũng đều chăm chú, háo hức học tập, hình thành được cho mình những hình ảnh và âm thanh của cuộc sống. Có được điều này nhờ sự tận tâm, đam mê với nghề của người giáo viên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Tiếng hạt nảy mầm, biết thể hiện giọng đọc khác nhau phù hợp với lời thơ nói về các em học sinh hoặc nói về cô giáo trong lớp học đặc biệt – lớp học của trẻ khiếm thính; nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ về suy nghĩ, cảm xúc của các bạn nhỏ và của cô giáo trong giờ học. |
- HS quan sát hình ảnh. - HS xem video - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Viết: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)