Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối - Chân trời sáng tạo

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận diện được cách dùng từ ngữ nối để liên kết các câu trong đoạn văn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động chuẩn bị bài, giải BT ở nhà.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5

- Bài giảng trình chiếu.

- Giấy A4.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 5

- Vở viết, giấy nháp.

Quảng cáo

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video vui nhộn dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=0RSmorMZG6E

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện liên kết câu bằng từ ngữ nối

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được liên kết câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối.

- Rút ra được cách dùng từ ngữ nối để liên kết các câu trong đoạn văn.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Mùa xuân xuất hiện trên những chồi non lấm tấm. Cùng với mùa xuân là những hạt mưa bụi và hương bưởi, hương cau xôn xao. Nhưng bầy chim én vẫn vắng bóng vì chúng còn mải chơi ở tận phương nam. Đến khi chị gió gọi nhắc, chúng mới sực nhớ ra mình là sứ giả của mùa xuân. Thế là lũ én ríu rít nổi đuôi nhau trở về.

Võ Thu Hương

b. Sàn nhà rộng của người Ba Na cách mặt đất khoảng hai mét. Họ làm cầu thang dành cho nam ở bên trái, cầu thang dành cho nữ ở bên phải. Ngoài ra, ở chính giữa còn có cầu thang dành cho già làng.

Tô Kiến

– Mỗi từ ngữ được in đậm trong từng đoạn văn có tác dụng gì?

– Tìm thêm từ ngữ khác có tác dụng như các từ ngữ in đậm trong từng đoạn văn.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

• Mỗi từ ngữ in đậm có tác dụng nối các câu trong từng đoạn văn. (Lưu ý: “Đến khi chị gió gọi nhắc” cũng có tác dụng nối các câu nhưng không phải là “từ ngữ nối”).

• Một số từ ngữ có tác dụng nối: hơn nữa, mặt khác, đồng thời, thêm vào đó,…

- GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình:

• Để liên kết các câu trong đoạn văn, ta có thể dùng kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối: nhưng, ngoài ra, hơn nữa, mặt khác, đồng thời,…

• Sử dụng kết từ và từ ngữ có tác dụng nối giúp cho mối liên kết giữa các câu trong đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ hơn.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Hoạt động 2: Thực hành cách dùng từ ngữ nối để liên kết câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng kiến thức để giải quyết các câu hỏi, bài tập liên quan.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Xác định các từ ngữ có tác dụng nối được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

Ông tớ bảo nếu như cánh đồng là bộ mặt của làng, núi đồi là sức vóc của làng, thì con suối chính là linh hồn của làng. Còn bố tớ thì kể từ thời bố còn nhỏ đến giờ, con suối đã thay đổi nhiều rồi vì mùa mưa lũ suối lại bồi bên này và lở bên kia. Nhưng bụng suối vẫn chứa đầy tôm cá, chứa nước mát lành. Không những thế, bụng suối còn chứa cả những viên sỏi, viên đá lấp lánh thật đẹp.

Theo Văn Thành Lê

- HS xem video.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc yêu cầu của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chú ý lên màn hình.

- HS đọc kĩ phần ghi nhớ.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên