Giáo án Luyện từ và câu: Ôn tập về câu mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

Giáo án Luyện từ và câu: Ôn tập về câu mới, chuẩn nhất

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) .

- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ,   vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu câu đã học.

3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng  

- GV:  Phiếu bài tập 2

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi đặt câu lần lượt với các yêu cầu: 

+ Câu có từ đồng nghĩa

+ Câu có từ đồng âm

+ Câu có từ nhiều nghĩa

- Gọi HS nhận xét bài của bạn

- Nhận xét đánh giá 

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đặt câu





- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu:

- Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) .

- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ,     vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 .

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Cá nhân

- Gọi HS nêu yêu cầu


 + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?

 + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?


 + Câu cầu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu gì?

 + Câu cảm dùng để làm gì?


- Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc 

- Yêu cầu HS tự làm bài bài tập

- GV nhận xét chữa bài


- Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới:

- Dùng để hỏi về điều chưa biết. Nhận biết bằng dấu chấm hỏi

- Dùng để kể, tả, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm. Nhận biết bằng dấu chấm  

- Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Nhận biết bằng dấu chấm than, dấu chấm. 

- Dùng để bộc lộ cảm xúc. Nhận biết bằng dấu chấm than.

- HS đọc 


Kiểu câu

Ví dụ

Dấu hiệu

Câu hỏi

+ Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?

+ Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu?

- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.

- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi

Câu kể

+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS: 

- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

+ Thưa chị bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau

+ Bà mẹ thắc mắc: 

+ Bạn cháu trả lời:

+ Em không biết

+ Còn cháu thì viết:

+ Em cũng không biết

- Câu dùng để kể sự việc

- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm

Câu cảm

+ Thế thì đáng buồn cười quá!

+ Không đâu!

- Câu bộc lộ cảm xúc

- Trong câu có các từ quá, đâu

- Cuối câu có dấu chấm than

Câu khiến

+ Em hãy cho biết đại từ là gì?

- Câu nêu yêu cầu , đề nghị

- Trong câu có từ hãy

Bài 2: Cá nhân 

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kiểu đó trả lời câu hỏi nào?

- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu HS đọc

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- Gọi HS lên chia sẻ

- GV nhận xét kết luận


- HS nêu

- HS lần lượt trả lời: Ai làm gì? Ai là gì?  Ai thế nào?  

- HS đọc


- HS làm bài 

- Vài HS lên chia sẻ

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS đặt câu kể theo các mẫu câu: Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ?

- HS đặt câu

4.Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình trong đó có sử dụng các mẫu câu trên.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên