Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Quy tắc viết tên riêng nước ngoài - Cánh diều
Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Quy tắc viết tên riêng nước ngoài - Cánh diều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu quy tắc viết tên riêng nước ngoài.
- Biết viết tên người, tên địa lí nước ngoài đúng quy tắc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thảo luận nhóm về quy tắc viết tên riêng nước ngoài.
- Năng lực tự chủ và tự học:biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: phát hiện được các tên riêng nước ngoài viết không đúng quy tắc; viết được các tên riêng nước ngoài theo đúng quy tắc.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, chăm học, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới: Chúng ta đã thấy tên người, tên địa danh Việt Nam, trong thực tế ta còn gặp rất nhiều các tên riêng nước ngoài. Để biết cách viết những tên riêng đó, tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu quy tắc viết tên riêng nước ngoài nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận xét. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được yêu cầu bài tập. - Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 HS đọc 2 câu hỏi ở phần Nhận xét. Cả lớp đọc thầm theo: + Câu 1: Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây và nhận xét về cách viết mỗi tên riêng đó: Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trận nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau. + Câu 2: Các tên người, tên địa lí nước ngoài dưới đây được viết khác tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 1 như thế nào? - Tên người: Ngô Thừa Ân, Đỗ Phủ, Lý Bạch. - Tên địa lí: Luân Đôn, Nhật Bản, Biển Đen, (châu) Đại Dương. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 – 4, trả lời 3 CH ở phần Nhận xét. GV theo dõi, hỗ trợ HS. - GV mời đại diện một số nhóm nêu ý kiến, Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Câu 1: Giô-dép, Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Quy-dăng-xơ + Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng (VD: Lu-i Pa-xtơ). + Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì viết dấu gạch nối giữa các tiếng (VD: Lu-i, Pa-xtơ, Quy-dăng-xơ). Câu 2: Chúng được viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng trong tên riêng; giữa các tiếng không có gạch nối). Hoạt động 2: Rút ra bài học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS rút ra được bài học cần ghi nhớ. b. Tổ chức thực hiện - GV hỏi HS: Qua 2 BT ở phần Nhận xét, các em hiểu dấu ngoặc đơn có tác dụng gì? - GV mời 2 − 3 HS phát biểu; các HS khác nêu ý kiến. - GV chốt câu trả lời đúng; chiếu II. Bài học lên màn hình. - GV mời 3 – 4 HS đọc lại II. Bài học. Các lớp đọc thầm theo: • Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì cần viết dấu gạch nối giữa các tiếng. Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối. • Những tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt hoặc được dịch sang tiếng Việt có cách viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam - GV nhắc HS học thuộc ghi nhớ. Hoạt động 3: Thực hành a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS thực hiện các bài tập dưới đây để củng cố lại kiến thức. b. Tổ chức thực hiện |
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS đọc bài. - HS thảo luận nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS phát biểu. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về ý chí, nghị lực
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Viết: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)