Giáo án Tập đọc: Cửa sông mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

Giáo án Tập đọc: Cửa sông mới, chuẩn nhất

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ).

2. Năng lực: 

Năng lực chung

Năng lực đặc thù

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.

3. Phẩm chất:Yêu nước: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

*GDMT: Giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ                      

1. Đồ dùng 

- Giáo viên: Tranh minh hoạ cảnh cửa sông SGK

          - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.

- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng ?

- GV nhận xét, bổ sung.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng   

- HS thi đọc


- HS nêu


- HS nghe

- HS ghi vở 

2. Khám phá 

a.Luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài thơ.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.   

- Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt trong nhóm.

- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ  khó đọc và dễ lẫn lộn. 

- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.

- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn. 

- YC HS luyên đọc theo cặp.

- Mời một HS đọc cả bài.

- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- 1 học sinh đọc tốt đọc.

- Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.

- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.

- HS luyện phát âm đúng các từ ngữ  khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non

- 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải. 

- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.

- HS luyên đọc theo cặp.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

- HS lắng nghe.

b. Tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết  nhớ cội nguồn.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ).

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:

+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

+ Cách giới thiệu ấy có gì hay?

 



- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.




+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? 

 

+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

- HS thảo luận, chia sẻ:


+ Những từ ngữ là: 

 Là cửa nhưng không then khoá.

 Cũng không khép lại bao giờ.

+ Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc.

-+Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là  một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng.. .

+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.

*Nội dung : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

3. Thực hành:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. 

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.  

- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:

+ GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.

+ YC HS luyện đọc theo cặp.

- GV nhận xét, bổ sung .

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Cuối cùng, mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

- HS cả lớp theo dõi và tìm  giọng đọc hay.


- HS theo dõi.


- HS  luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5.

- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.


4. Vận dụng, sáng tạo: (3phút)

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.

- HS nêu.


- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.

- Em sẽ làm gì để bảo vệ các dòng sông khỏi bị ô nhiễm ?

- HS nêu

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên