Giáo án Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1)
- Phân biệt hai cách kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng (BT2),
2. Kĩ năng: Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu bài mở rộng cho bài văn cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
3. Thái độ: Yêu thích viết văn tả cảnh.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: SGK, tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của địa phương
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi …
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với những cauu hỏi sau: + Thế nào là mở bài trực tiếp trong văn tả cảnh? + Thế nào là mở bài gián tiếp? + Thế nào là kết bài không mở rộng? + Thế nào là kết bài mở rộng? - GV nhận xét - GV: Muốn có một bài văn tả cảnh hay hấp dẫn người đọc các em cần đặc biệt quan tâm đến phần mở bài và kết bài. Phần mở bài gây được bất ngờ tạo sự chú ý của người đọc, phần kết bài sâu sắc, giàu tình cảm sẽ làm cho bài văn tả cảnh thật ấn tượng sinh động. Hôm nay các em cùng thực hành viết phần mở bài và kết bài trong văn tả cảnh - GV viết bảng |
- HS tổ chức chơi trò chơi
+ Trong bài văn tả cảnh mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay cảnh định tả + Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả + Cho biết kết thúc của bài tả cảnh + Kết bài mở rộng là nói lên tình cảm của mình và có lời bình luận thêm về cảnh vật định tả.
- HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1) - Phân biệt hai cách kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng (BT2), - Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu bài mở rộng cho bài văn cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3). * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ cặp đôi - Yêu cầu HS đọc nội dung , yêu cầu bài - HS thảo luận theo nhóm 2 - HS trình bày - Đoạn nào mở bài trực tiếp? - Đoạn nào mở bài gián tiếp? - Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn?
Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS nêu yêu cầu nội dung bài - HS HĐ nhóm 4. - Gọi nhóm có bài viết bảng nhóm lên gắn bảng - Yêu cầu lớp nhận xét bổ xung - GV nhận xét KL: + Giống nhau: đều nói lên tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của tác giả đối với con đường + Khác nhau: Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: Khẳng định con đường là người bạn quý gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu cảu tác giả. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn HS, ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ. - Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn. Bài 3: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu bài - HS tự làm bài - Gọi HS đọc đoạn mở bài của mình - GV nhận xét - Phần kết bài thực hiện tương tự |
- HS đọc - HS thảo luận cặp đôi - HS đọc đoạn văn cho nhau nghe + Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường định tả là con đường mang tên Nguyễn Trường Tộ + Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương ... rồi mới giới thiệu con đường định tả. + Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hấp dẫn hơn.
- HS đọc - HS làm bài theo nhóm, 1 nhóm làm vào bảng nhóm
+ Kiểu kết bài mở rộng hay hơn, hấp dẫn hơn.
- HS đọc - HS làm vào vở - HS đọc bài của mình
|
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Về nhà viết lại đoạn mở bài và kết bài cho hay hơn. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************************
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Tập đọc: Kì diệu rừng xanh
- Chính tả (Nghe - viết): Kì diệu rừng xanh
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Trước cổng trời
- Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)