Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

- Hiểu được ở mức nguyên lý: cơ sở dữ liệu và các bảng được tạo lập, được thêm mới, cập nhật và truy xuất dữ liệu qua SQL.

2. Năng lực tin học

2.1 Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời các câu hỏi của GV.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ GV đưa ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tạo lập, thêm mới, cập nhật, truy xuất dữ liệu.

Quảng cáo

2.2 Năng lực tin học

Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:

- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

3. Phẩm chất:

- Khả năng tư duy logic và mô hình hóa.

- Nâng cao khả năng tự học.

- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên.

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh quan sát website và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Quảng cáo

d) Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt: Có bài học trước xem đã biết QTCSDL với vai trò là một bộ phần mềm hỗ trợ khởi tạo, cập nhật, truy xuất CSDL để người dùng có thể cập nhật truy xuất CSDL. Ngày nay người ta thực hiện công việc đó chủ yếu tthông qua ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL. Sự khác biệt của việc sử dụng SQL so với việc truy xuất dữ liệu bằng ngôn ngữ lập trình là gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 14.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Lợi ích của ngôn ngữ truy vấn

a) Mục tiêu: Hiểu được sự khác nhau giữa việc lập trình khi xuất trực tiếp các tệp dữ liệu với việc sử dụng ngôn ngữ truy vấn và có khái niệm ban đầu về SQL.

b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1, và trả lời câu hỏi: Sự khác biệt cơ bản trong các truy vấn nhờ ngôn ngữ truy vấn so với lập trình trực tiếp là gì?

- Từ kết quả HĐ1, GV trình bày Sự khác biệt cơ bản trong các truy vấn nhờ ngôn ngữ truy vấn so với lập trình trực tiếp.

NV2

- GV Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 1 và trả lời các câu hỏi sau:

+ SQL được phát triển từ những năm nào?

+ SQL có bao nhiêu thành phần? Kể tên.

+ Ngoài việc hỗ trợ SQL, các hệ QTCSDL còn có vai trò gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ 1, 2.

- HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội dung chính.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ 1, 2.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

1.  Lợi ích của ngôn ngữ truy vấn

- SQL được phát triển từ những năm 1970, ngày nay trở thành ngôn ngữ được sử dụng hết sức phổ biến mà hầu hết tất cả quản trị cơ sở dữ liệu đều hỗ trợ.

- SQL có 3 thành phần là DDL, DML, DCL.

- Ngoài việc hỗ trợ SQL, các hệ QTCSDL còn cung cấp giao diện lập trình ứng dụng dưới dạng các phương thức mà người lập trình có thể sử dụng để gửi các câu truy vấn đến hệ QTCSDL và nhận về kết quả.

Quảng cáo

 Hoạt động 2.2: Khởi tạo CSDL

a) Mục tiêu: Hiểu được ở mức nguyên lý: cơ sở dữ liệu và các bảng được tạo lập, được thêm mới.

b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình bày: Thành phần DDL của SQL cung cấp các câu truy vấn khởi tạo CSDL khởi tạo bảng thiết lập khóa.

- GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát bảng 14.1, 14.2 và hoàn thành nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập.

- GV giải thích ý nghĩa từng dòng lệnh ở ví dụ SGK/70.

- GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy viết câu truy vấn tạo bảng ca sĩ như đã mô tả trong bài 11 với tên bản làng casi.

+ Hãy viết câu truy vấn thêm khóa chính Sid cho bản casi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện yêu cầu của hoạt động 2.

- HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp.

- HS nhắc lại để ghi nhớ lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chuẩn kiến thức, kết luận nội dung bài học.

2. Khởi tạo CSDL

- Để tạo một CSDL trước hết phải thực hiện câu truy vấn yêu cầu tạo lập CSDL:

 CREATE DATABASE Tên _CSDL;

Tên CSDL chỉ gồm các ký tự La tinh và chữ số, không chứa kí tự trống và các ký tự đặc biệt.

- Sau khi đã tạo CSDL Có thể thực hiện các câu truy vấn tạo bảng dữ liệu với mô tả đầy đủ và cấu trúc của bảng: Tên bảng, danh sách các tên trường và kiểu dữ liệu tương ứng. Tên bảng và tên Trường cũng tuân thủ quy tắc đặt tên đối với tên CSDL.

CREATE TABLE Tên _bảng (DS các tên trường và kiểu DL);

- Có thể sửa chữa, thay đổi cấu trúc của bảng, thêm khóa chính, khóa ngoài với câu truy vấn ALTER:

ALTER TABLE Tên _bảng yêu cầu thay đổi;

Trông nó yêu cầu thay đổi có thể là thêm một đường với kiểu dữ liệu xác định hay thêm khóa chính, khóa ngoài.


Hoạt động 2.3: Cập nhật và truy xuất dữ liệu

a) Mục tiêu: Hiểu được ở mức nguyên lý: cập nhật và truy xuất dữ liệu qua SQL.

b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học