Giáo án Toán lớp 3 Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính - Kết nối tri thức

Giáo án Toán lớp 3 Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

CHỦ ĐỀ 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100

BÀI 28: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI BƯỚC TÍNH (2 TIẾT)

TIẾT 1: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI BƯỚC TÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được bài toán giải bằng hai bước.

- Nắm được các bước giải bài toán:

+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài.

+ Tìm cách giải (lựa chọn phép tính giải phù hợp)

+ Trình bày bài giải (kiểm tra kết quả bài giải)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

Quảng cáo

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Quảng cáo

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.

Đặt tính rồi tính: 48 : 2 ;   72 : 3

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính chia, cả lớp làm vào vở nháp.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được bài toán giải bằng hai bước.

+ Nắm được các bước giải bài toán.

- Cách tiến hành:

Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính

Bài toán 1: (SGK Toán/81)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn phân tích đề toán:

H: Có bao nhiêu bông hoa cúc?

H: Số hoa hồng nhiều hơn số hoa cúc bao nhiêu bông?

- GV vẽ sơ đồ đoạn thẳng lên bảng lớp.

H: Có bao nhiêu bông hoa hồng? Vì sao?

H: Vậy có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng và hoa cúc?

- Gọi HS nhận xét.

- GV kết luận: Vậy bài toán 1 là ghép của hai bài toán, bài toán về nhiều hơn khi ta tính số hoa hồng và bài toán tính tổng của hai số khi ta tính cả số hoa hồng và hoa cúc.

Bài toán 2: (SGK Toán/81)

- Gọi 1 HS đọc đề.

H: Ngăn trên có mấy quyển sách?

H: Ngăn dưới như thế nào so với ngăn trên?

GV vẽ sơ đồ biểu diễn:

Tóm tắt

Giáo án Toán lớp 3 Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính | Kết nối tri thức

H: Để tính được số quyển sách ở ngăn dưới ta làm như thế nào?

H: Vậy để tìm được số số quyển sách ở cả 2 ngăn ta làm như thế nào?

- GV kết luận: Đây là bài toán giải bằng 2 bước tính. Trước hết, tìm số quyển sách ở ngăn dưới. Sau đó tìm số quyển sách ở cả hai ngăn.

- 1 HS đọc.

- HS lắng nghe.

TL: Có 5 bông hoa cúc.

TL: Số hoa hồng nhiều hơn số hoa cúc 2 bông.

- HS quan sát

TL: Số bông hoa hông: 5 + 2 = 7 (bông). Vì có 5 bông hoa cúc, số hoa hồng nhiều hơn số hoa cúc là 2 bông, số bông hoa hồng là số lớn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn.

TL: Số bông hoa hồng và hoa cúc:

5 + 7 = 12 (bông)

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc.

TL: Ngăn trên có 10 quyển sách.

TL: Ngăn dưới nhiều hơn ngăn trên 3 quyển sách.

- HS quan sát

TL: Số sách ở ngăn dưới là:

10 + 3 = 13 (quyển)

TL : Số sách ở cả hai ngăn là:

10 + 13 = 23 (quyển)

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Vận dụng, thực hành giải bài toán có hai bước tính.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc nhóm đôi)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- GV vẽ sơ đồ biểu diễn:

Tóm tắt

Giáo án Toán lớp 3 Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính | Kết nối tri thức

H: Can thứ nhất có bao nhiêu lít nước mắm?

H: Can thứ hai như thế nào so với can thứ nhất?

H: Muốn gấp một số lên một số lần ta làm như thế nào?

- Gọi HS điền số thích hợp vào ô trống.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. (Làm việc cá nhân)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS phân tích đề bài :

H: Mai gấp được bao nhiêu cái thuyền?

H: Số thuyền Nam gấp được như thế nào so với Mai?

H: Bài toán yêu cầu ta tìm gì?

H: Muốn biết số thuyền cả hai bạn gấp được ta phải biết những gì?

H: Đã biết số thuyền của bạn nào đã gấp? Số thuyền của bạn nào chưa biết?

H: Muốn tìm số thuyền của cả hai bạn gấp được ta làm thế nào?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- GV yêu cầu các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc.

TL: Can thứ nhất có 5l nước mắm, can thứ hai đựng số lít nước mắm gấp 3 lần can thứ nhất.

TL: Bài toán hỏi cả hai can đựng được bao nhiêu lít nước mắm.

- HS quan sát

TL: Can thứ nhất có 5 l nước mắm.

TL: Can thứ hai có số lít nước mắm gấp 3 lần can thứ nhất.

TL: Ta lấy số số đó nhân với số lần..

Bài giải

Số lít nước mắm ở can thứ hai là:

5 × 3 = 15 (l)

Số lít nước mắm cả hai can là:

5 + 15 = 20 (l)

Đáp số: 20 l nước mắm.

- 1 HS đọc.

- Thực hiện

TL: Mai gấp được 10 cái thuyền.

TL: Nam gấp được ít hơn Mai 3 cái thuyền.

TL: Tìm số thuyền cả hai bạn gấp được.

TL: Phải biết số thuyền của mỗi bạn gấp được.

TL: Đã biết số thuyền của Mai gấp được. Số thuyền của bạn Nam chưa biết.

TL: Lấy số thuyền của bạn Mai gấp được trừ đi 3.

- HS chú ý.

- HS làm việc nhóm đôi.

Bài giải

Số thuyền Nam gấp được là:

10 - 3 = 7 (cái thuyền)

Số thuyền cả hai bạn gấp được là:

10 + 7 = 17 (cái thuyền)

Đáp số:17 cái thuyền

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc lại nhắc lại tên bài học.

+ Em hãy cho biết các bài toán hôm nay có gì khác với các bài toán chúng ta đã học?

+ Bài toán giản bằng 2 phép tình thường có mấy câu trả lời và mấy phép tính?

GV lưu ý: Trong bài toán giải bằng 2 phép tính, kết quả của phép tính thứ nhất sẽ là 1 thành phần của phép tính thứ 2. Phần đáp số chỉ ghi kết quả của phép tính thứ 2.

- Nhận xét, tuyên dương

TL:Bài toán giải bằng hai bước tính

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 3 năm 2023 sách mới đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát theo Giáo án môn Toán 3 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên