Giáo án Toán lớp 4 bài Tính chất giao hoán của phép cộng (mới, chuẩn nhất)

Giáo án Toán lớp 4 bài Tính chất giao hoán của phép cộng (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Toán 4 KNTT Xem thử Giáo án Toán 4 CTST Xem thử Giáo án Toán 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.

- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK + Bảng phụ.

HS: - SGK + vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức: a – b với

a) a = 45 và b = 36

b) a = 18m và b = 10m

- Nhận xét, đánh giá HS.

- 2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

Nếu a = 45 và b = 36 thì a – b = 45 - 36 = 9

Nếu a = 18m; b = 10m thì a - b = 18 - 10 = 8 (m)

1p

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

15p

2. Tính chất giao hoán của phép cộng:

- Treo bảng số như sgk/ 42.

- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng.

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30.

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ?

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ?

? Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ?

- Ta có thể viết a + b = b + a.

? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?

? Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng

a + b cho nhau thì ta được tổng nào ?

? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì tổng này có thay đổi không?

- Gọi HS đọc tính chất trong SGK.

- HS đọc bảng số.

- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng.

- Giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30 đều bằng 50.

- Đều bằng 600.

- Giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 đều bằng 3972.

- Giá trị của biểu thức a + b luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.

- HS đọc: a + b = b + a.

- Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.

- Ta được tổng b + a.

- Không thay đổi.

- 3 HS đọc thành tiếng.

15p

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Nêu kết quả tính:

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.

? Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874?

- Nhận xét, củng cố tính chất giao hoán của phép cộng.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính.

- Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468.

- Lắng nghe.

Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm

- Viết lên bảng 48 + 12 = 12 + …

? Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao?

- Yêu cầu HS tiếp tục làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chốt bài.

? Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó như thế nào?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

- Nối tiếp nhau đọc bài làm.

- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

Bài 3: >; <; = ?

- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, chữa bài.

? Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng (=) vào chỗ chấm của 2975 + 4017 … 4017 + 2975.

? Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017 … 4017 + 3000 ?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Làm bài cá nhân, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

2975 + 4017 = 4017 + 2975

2975 + 4017 < 4017 + 3000

- Vì khi ta đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

- Vì hai tổng 2975 + 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000 nên ta có: 2975 + 4017 < 4017 + 3000

4p

C. Củng cố- dặn dò:

- Gọi HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.

- Nhận xét tiết học; dặn HS về học bài, xem bài: Biểu thức có chứa ba chữ.

- 2 HS nhắc lại trước lớp.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Toán 4 KNTT Xem thử Giáo án Toán 4 CTST Xem thử Giáo án Toán 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát theo cấu trúc Giáo án môn Toán lớp 4 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên