Giáo án Toán 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (mới, chuẩn nhất)

Giáo án Toán 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 8 (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

2. Kỹ năng:  

3. Thái độ:- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận.

4. Phát triển năng lực: - năng lực tính toán, thực hiện tính nhân đa thc.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh:

C. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

Hs1: làm bài tập 15a( SGK)

Giáo án Toán 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ mới nhất

HS2: làm bài tập 15b ( SGK)

Giáo án Toán 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ mới nhất

3. Dạy bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

1. KHỞI ĐỘNG

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm quy tắc bình phương của một tổng. (10 phút).

- Treo bảng phụ nội dung ?1

- Hãy vận dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức tính (a + b)(a + b)

- Từ đó rút ra (a + b)2 = ?

- Với A, B là các biểu thức tùy ý thì (A + B)2 = ?

- Treo bảng phụ nội dung ?2 và cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.

- Treo bảng phụ bài tập áp dụng.

- Khi thực hiện ta cần phải xác định biểu thức A là gì? Biểu thức B là gì để dễ thực hiện.

- Đặc biệt ở câu c) cần tách ra để sử dụng hằng đẳng thức một cách thích hợp. Ví dụ 512 =(50 + 1)2

- Tương tự 3012 = ?

- Đọc yêu cầu bài toán ?1

(a + b)(a + b) = a2 + 2ab + b2

- Ta có: (a + b)2 = a2 + 2ab + b2

- Với A, B là các biểu thức tùy ý thì (A + B)2 = A2 + 2AB + B2

- Đứng tại chỗ trả lời ?2 theo yêu cầu.

- Đọc yêu cầu và vận dụng công thức vừa học vào giải.

- Xác định theo yêu cầu của giáo viên trong các câu của bài tập.

3012 = (300 + 1)2

1. Bình phương của một tổng.

?1 (a + b)(a + b) = a2 + ab + ab + b2= a2 + 2ab + b2

Vậy (a + b)2 = a2 + 2ab + b2

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:

(A + B)2 = A2 + 2AB + B2 (1)

Áp dụng.

a) (a + 1)2 = a2 + 2a + 1

b) x2 + 4x + 4 = (x + 2)2

c) 512 = (50 + 1)2

= 502 + 2.50.1 + 12  = 2601

3012 = (300+1)2

= 3002 + 2.300.1 + 12

= 90000 + 600 + 1 = 90601

Hoạt động 2: Tìm quy tắc bình phương của một hiệu. (10 phút).

- Treo bảng phụ nội dung ?3

- Gợi ý: Hãy vận dụng công thức bình phương của một tổng để giải bài toán.

- Vậy (a - b)2 = ?

- Với A, B là các biểu thức tùy ý thì (A - B)2 = ?

- Treo bảng phụ nội dung ?4 và cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.

- Treo bảng phụ bài tập áp dụng.

- Cần chú ý về dấu khi triển khai theo hằng đẳng thức.

- Riêng câu c) ta phải tách 992 = (100 - 1)2 rồi sau đó mới vận dụng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu.

- Gọi học sinh giải.

- Nhận xét, sửa sai.

- Đọc yêu cầu bài toán ?3

- Ta có:

[a + (-b)]2 = a2 + 2a.(-b) + b2 = a2 - 2ab + b2

(a - b)2 = a2 - 2ab + b2

- Với A, B là các biểu thức tùy ý thì (A - B)2 = A2 - 2AB + B2

- Đứng tại chỗ trả lời ?4 theo yêu cầu.

- Đọc yêu cầu và vận dụng công thức vừa học vào giải.

- Lắng nghe, thực hiện.

- Lắng nghe, thực hiện.

- Thực hiện theo yêu cầu.

- Lắng nghe, ghi bài.

- Đọc yêu cầu bài toán ?5

- Nhắc lại quy tắc và thực hiện lời giải bài toán.

2. Bình phương của một hiệu.

?3  Giải

[a + (-b)]2 = a2 + 2a.(-b) + (-b)2

= a2 - 2ab + b2

(a - b)2= a2 - 2ab + b2

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:

(A - B)2 = A2 - 2AB + B2(2)

?4:

Áp dụng.

b) (2x - 3y)2 = (2x)2 - 2.2x.3y + (3y)2

= 4x2 - 12xy + 9y2

c) 992 = (100 - 1)2

= 1002 - 2.100.1 + 12 = 9801.

Hoạt động 3: Tìm quy tắc hiệu hai bình phương. (13 phút).

- Treo bảng phụ nội dung ?5

- Hãy vận dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức để thực hiện.

- Treo bảng phụ nội dung ?6 và cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.

- Treo bảng phụ bài tập áp dụng.

- Ta vận dụng hằng đẳng thức nào để giải bài toán này?

- Riêng câu c) ta cần làm thế nào?

- Treo bảng phụ nội dung ?7 và cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.

- Đứng tại chỗ trả lời ?6 theo yêu cầu.

- Đọc yêu cầu bài toán.

- Ta vận dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương để giải bài toán này.

- Riêng câu c) ta cần viết 56.64 = (60 - 4)(60 + 4) sau đó mới vận dụng công thức vào giải.

- Đứng tại chỗ trả lời ?7 theo yêu cầu: Ta rút ra được hằng đẳng thức là:

(A - B)2 = (B - A)2

3. Hiệu hai bình phương.

?5  Giải

(a + b)(a - b) = a2 - ab + ab - a2 = a2 - b2

a2 - b2 = (a + b)(a - b)

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:

A2 - B2 = (A + B)(A - B) (3)

Áp dụng.

a) (x + 1)(x - 1) = x2 - 12 = x2 - 1

b) (x - 2y)(x + 2y) = x2 - (2y)2

= x2 - 4y2

c) 56.64 = (60 - 4)(60 + 4) = 602 - 42 = 3584

?7  Giải  

Bạn sơn rút ra hằng đẳng thức:

(A - B)2=(B - A)2

3. LUYỆN TẬP

Bài tập 2/14 - SHD

Phương thức hoạt động: Cá nhân

Nhiệm vụ của HS:

+ Nêu cách tính.

+ Trình bày lời giải.

GV hỗ trợ.cách giải

Bài tập 3/14 - SHD

Phương thức hoạt động: Cặp đôi

Nhiệm vụ của HS:

+ Phân tích đầu bài.

+ Thảo luận cách làm thống nhất lời giải.

+ Hoat động cá nhân trình bày lời giải.

+ So sánh kết quả.

GV hỗ trợ HS nêu cách giải:

? Nêu các kiến thức áp dụng vào giải bài tập?

GV chốt các kiến thức vận dụng.

Bài tập 5/14 - SHD

Phương thức hoạt động: Cặp đôi

Nhiệm vụ cho HS:

+ Nêu các hđt áp dụng vào giải bài tập.

+ Nêu cách tách

+ Trình bày lời giải bài toán

GV hỗ trợ HS nêu cách giải:

? Nêu cách tính nhanh?

GV chốt lại PP giải.

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Lắng nghe và vận dụng.

Bài tập 2/14 - SHD: Tính

a) (3 + xy2)2  = 9 + 6xy2 + x2y4

b) (10 – 2m2n)2  = 100 – 40m2n + 4m4n2

c) (a - b2)(a + b2) = a2 – b4

Bài tập 3/14 - SHD

a) 4x2 + 4xy + y2 = (2x + y)2

b) 9m2 + n2  - 6mn = (3m - n)2

c) 9m2 + n2  - 6mn = (3m - n)2

d) Giáo án Toán 8 Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ mới nhất

Bài tập 5/14 – SHD: Tính nhanh:

a) 3012 = (300 + 1)2 = 3002 + 600 + 1 = 90601

b) 4992 = (500 – 1)2 = 5002 – 1000 + 1 = 249001

c) 68.  72 = (70 – 2)(70 + 2) = 702 – 4 = 4896

4. VẬN DỤNG

GV giao học sinh về nhà thực hiện

Viết và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

* Học thuộc quy tắc nhân dơn thức với đa thức và vận dụng làm bài tập.

* Làm bài tập phần vận dụng

5. MỞ RỘNG

GV giao học sinh  về nhà thực hiện

GV gợi ý: Áp dụng công thức tính diện tích hcn tính – so sánh

Bài 1: SABCD = b2 + 2b(a – b) + (a – b)2 = a2

Bài 2: SABCDEF = a(a – b) + b(a – b) = a2 -  b2

           SHIJK = a(a – b) + b(a – b) = a2 -  b2 = (a – b)(a + b)

Làm bài tập phần mở rộng

4. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)

- Học thuộc các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

- Vận dụng vào giải tiếp các bài tập 17, 18, 20, 22, 23, 24a, 25a trang 11, 12 SGK.

Xem thử Giáo án Toán 8 KNTT Xem thử PPT Toán 8 KNTT Xem thử Giáo án Toán 8 CTST Xem thử Giáo án Toán 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn Giáo án môn Toán 8 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên