Giáo án Toán 9 Chương 2: Đường tròn mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Toán dễ dàng biên soạn Giáo án Toán lớp 9, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Toán 9 Chương 2: Đường tròn phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Toán 9 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Mục lục Giáo án Toán 9 Chương 2: Đường tròn
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
- Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 45-46
- Giáo án Toán 9 Bài 2: Hàm số bậc nhất
- Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 48
- Giáo án Toán 9 Bài 3: Đồ thị của hàm số y = ax + b
- Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 51-52
- Giáo án Toán 9 Bài 4: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
- Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 55
- Giáo án Toán 9 Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
- Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 59
- Giáo án Toán 9 Ôn tập chương 2 Đại số
Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
I. Mục tiêu:
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Phát biểu được các khái niệm liên quan đến hàm số. Cho được ví dụ về hàm số
- Vẽ được đồ thị của hàm số.
- Nhận biết được tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số.
2. Kỹ năng
- Vẽ được chính xác đồ thị của hàm số.
- Biết các cách cho một hàm số.
- Tính được giá trị của hàm số tại điểm bất kì.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự chủ, tự tin
II. Chuẩn bị:
- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.
- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. Phương tiện và đồ dùng dạy học
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định :(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong bài).
3. Bài mới :
A. Hoạt động Khởi động – 1 phút
GV : Lớp 7, các em đã biết về khái niệm hàm số, biết biểu diễn một điểm trên mặt phẳng tọa độ, biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax. Ở lớp 9, ngoài việc ôn tập lại các kiến thức trên, ta còn bổ sung thêm các khái niệm về hàm số đồng biến, nghịch biến; các khái niệm về đường thẳng song song và xét kĩ về dạng hàm số y = ax + b (a 0).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Giáo viên | Học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1: Khái niệm hàm số ( 12 phút) - Mục tiêu: HS phát biểu được có mấy cách cho một hàm số, lấy được ví dụ về hàm số. Xác định được giá trị của 1 hàm số tại điểm bất kì. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. |
||||||||||||
? Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi ? ? Khi đó đại lượng được gọi là gì ? ? Hàm số có thể được cho ở những dạng nào ? (có thể quan sát VD1 SGK tr42) Gv giới thiệu ví dụ về hàm số Gv cho một số bảng và hỏi ? Bảng này có phải là hàm số không? Vì sao? ? Hãy cho ví dụ (khác SGK) về hàm số được cho bằng công thức. - GV giới thiệu thêm về hàm số cho bằng công thức , hàm hằng. ? Khi viết f(0) thì điều đó có ý nghĩa như thế nào ? ? Tương tự f(1), f(2) … có nghĩa là gì ? - Cho HS làm ?1 HS có thể dùng MTBT. Gv nhận xét |
-Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi sao cho với mỗi giá trị của , luôn xác định được chỉ mỗi một giá trị tương ứng của thì được gọi là hàm số của - Đại lượng được gọi là biến số . - Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc công thức, đồ thị… HS chú ý qua sát Hs trả lời Hs lấy ví dụ - f(0) là giá trị của hàm số f tại giá trị = 0. f(1) là giá trị của hàm số f tại giá trị =1. … HS theo nhóm. 3 HS lên bảng trình bài. Hs ghi bài |
1) Khái niệm hàm số a) Khái niệm : SGK tr42 b) Ví dụ Hàm số có thể cho bởi bảng
Hàm số có thể cho bằng công thức y = 2x ; y = 2x + 3 ; y = x2 + 2x + 5.. *Lưu ý: Nếu hàm số được cho bởi công thức y = f(x) ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định. - Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x) hoặc y = g(x) … - Khái niệm hàm hằng : SGK tr43 ?1 y = f(x) = f(0) = 5; f(2) = 6; f(-10) = 0; ; ; f(-2) = 4 |
||||||||||
Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số ( 11 phút) - Mục tiêu: HS biểu diễn được các điểm trên mặt phẳng tọa độ, lập bảng giá trị và vẽ được đồ thị của hàm số y=2x trên mặt phẳng tọa độ. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, trực quan. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
||||||||||||
- Cho HS làm ?2 Treo bảng phụ có sẵn hệ toạ độ Oxy Lần lượt gọi HS lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ. ; ? Vẽ đồ thị của hàm số: y = 2x Tập hợp những điểm của đường thẳng vẽ được chính là đồ thị của hàm số y = 2x. |
Lần lượt HS lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ. Hs cùng vẽ đồ thị hàm số y = 2x -Với x = 1 ta có y = 2. => M(1;2) Đường thẳng OM chính là đồ thị hàm số y = 2x |
2) Đồ thị của hàm số -Biểu diễn các điểm trên mp tọa độ. ; -Vẽ đồ thị HS: y = 2x ; |
||||||||||
Hoạt động 3: Hàm số đồng biến, nghịch biến( 12 phút) - Mục tiêu: HS định nghĩa được một hàm số là đồng biến, nghịch biến khi nào? Lấy được ví dụ về hàm đồng biến, nghịch biến. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
||||||||||||
- Cho HS làm ?3 GV treo bảng phụ 2 ?Qua bảng trên khi cho các giá trị tuỳ ý tăng lên thì các giá trị tương ứng của y = 2 +1 như thế nào? Gv: Khi đó ta nói hàm số y = 2 +1 đồng biến trên R. GV giới thiệu tương tự đối với hàm số = -2 +1 nghịch biến trên R. GV : Giới thiệu tổng quát. Có thể cho HS ghi phần khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến theo cách 2. |
- HS làm vào bảng phụ - Hàm số y tăng. HS đọc tổng quát ở SGK. |
3) Hàm số đồng biến, nghịch biến Với 1 < 2 bất kì thuộc R. - Nếu 1 < 2 mà f( 1) < f( 2) Thì hàm số =f( ) đồng biến trên R. - Nếu 1 < 2 mà f( 1) > f( 2) Thì hàm số =f( ) nghịch biến trên R. |
||||||||||
C. Hoạt động luyện tập – củng cố - 7 phút - Mục tiêu: HS tính được giá trị tương ứng của y theo x, biết được hs là đồng biến hay nghịch biến - Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
||||||||||||
Cho HS làm bài 2/ SGK/45 HS hoạt động nhóm 2 bàn / 1 nhóm. Hàm số trên là hàm số đồng biến hay nghịch biến? |
HS làm bài 2/45 vào SGK của mình bằng cách sử dụng bút chì để điền các giá trị tương ứng Hàm số trên là nghịch biến vì khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số giảm đi |
Bài 2/45 a/ SGK/45 b/ Khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số lại giảm đi. Vậy hàm số nghịch biến trên R |
||||||||||
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng 1 phút) - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực - Năng lực: Giải quyết vấn đề. |
||||||||||||
GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà. |
Học sinh ghi vào vở để thực hiện. |
Bài cũ + Xem lại bài học, học thuộc khái niệm hàm số, cách cho một hàm số. + Làm bài tập 1,3 sgk trang 45, các bài trong SBT Bài mới + Xem trước phần luyện tập |
Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 45-46
I. Mục tiêu:
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Củng cố được các khái niệm liên quan về hàm số
- Tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số.
- Xác định được giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến số.
- Chứng minh được 1 hàm số là đồng biến hay nghịch biến.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được các khái niệm ở tiết 18 để giải các bài tập có liên quan.
- Biểu diễn được các cặp số (x;y) trên mặt phẳng tọa độ.
- Vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = a.x (a # 0)
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
* Phẩm chất: Tự tin, tự lực
II. Chuẩn bị:
- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.
- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. Phương tiện và đồ dùng dạy học
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số.
A. Hoạt động khởi động – 5 phút
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là hàm số? Hàm số đồng biến? Hàm số nghịch biến? Cho ví dụ
HS: Trả lời như SGK / Trang 43 + 44
GV: Nhận xét, cho điểm
B. Hoạt động Luyện tập – Vận dụng (38 phút)
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
Hoạt động 1: Chữa bài tập về nhà - Mục tiêu: HS các định được tính tăng (giảm) của hàm số qua ví dụ trên bảng phụ, khái quát được thành tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số. - Phương pháp: Nêu vấn đề - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
||
Gv yêu cầu HS chữa bài 1 SGK Phần a, b cho HS làm trên bảng phụ dưới dạng điền giá trị tương ứng vào bảng ? Em có nhạn xét gì về giá trị của hai hàm số khi biến x có cùng một giá trị Gv nhận xét, chữa đúng |
HS chữa bài (lên bảng điền giá trị tương ứng vào bảng) Hs trả lời Hs ghi bài |
Bài 1
Với cùng giá trị của biến số x thì giá trị của hàm số y = g(x) luôn lớn hơn giá trị của hàm số y = f(x) là 3 đơn vị. |
Hoạt động 2: Luyện tập - Mục tiêu: HS xác định được tọa độ của điểm trên mặt phẳng tọa độ, chứng minh được tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số. - Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật khăn trải bàn. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác. |
||
Bài 5 SGK tr 45 Gv treo bảng phụ hình 5 Y/ cầu Hs nhận xét đồ thị Gv: Vẽ đt’ // với Ox cắt tại Oy tại y = 4 tại A, B ? Hãy xđ toạ độ điểm A, B? ? Hãy viết công thức tính chu vi và diện tích của ABO ? Để tính được chu vi ABO phải tính được những những yếu tố nào? ? Đường cao tương ứng với cạnh AB bằng bao nhiêu? Y/cầu Hs đọc bài 4 SGK (Treo bảng phụ hình vẽ) Gv HD Hs xác định điểm A (1; ) (Hướng dẫn sử dụng thước, compa) Cho Hs hoạt động cá nhân trong 4 phút, sau đó gọi HS trình bày Gv gọi HS nhận xét, bổ sung Gv chốt các bước làm Bài 7 SGK tr46 Gv gọi HS đọc đề. ? Hãy nêu cách chứng minh một hàm số đồng biến (hay nghịch biến) + Gọi HS cho hai giá trị bất kì và yêu cầu tính giá trị của hàm số tại 2 giá trị đó Gv nhận xét và chữa bài |
HS đọc bài và quan sát hình vẽ HS nhận xét A(2;4) , B(4;4) POAB = OA+OB+AB S = (đ/cao . đáy): 2 Phải tính được OA, OB, OC + HS tự tính và làm vào vở + Một HS lên bảng tính chu vi, 1 HS tính diện HS đọc yêu cầu và quan sát hình vẽ Hs chú ý lắng nghe HS tự giác làm bài Hs trình bày Hs khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) HS vẽ hình và ghi bài Hs đọc đề HS trả lời HS cho ví dụ và tính Hs dưới lớp làm bài vào vở |
Dạng 1: Vẽ đồ thị Bài 5 a) +) y = 2x Cho x = 1 => y = 2 ta có E(1, 2) Vậy đt OE là đồ thị h/số y = 2x +) y = x Cho x = 1 => y = 1 ta có M(1, 1) Vậy đt OM là đồ thị h/số y = x
b)Ta có A(2;4),B(4;4) POAB = OA + AB + OB AB = 2cm OB = √42 + 42 = 4√2 OA = √42 + 22 = 2√5 POAB = 2 + 4√2 + 2√5(cm) SOAB = Bài 4
Các bước thực hiện: B1: Vẽ hình vuông cạnh 1 đơn vị, đỉnh O, đường chéo OB có độ dài √2 B2: Trên Ox đặt điểm C: OC = OB = √2 B3: Vẽ hình chữ nhật đỉnh O có cạnh OC = √2, cạnh CD = 1 => đường chéo OD = √3 Trên Oy đặt điểm E: OE = OD = √3 B4: Xác định điểm A(1;√3). B5: Đường thẳng OA là đồ thị hàm số y = √3x Dạng 2: Chứng minh hàm số đồng biến – nghịch biến Bài 7 Với x1 = 1 , x2 = 2 ta có f (x1) = f(1) = 3.1 = 3 f (x2) = f(2) = 3.2 = 6 Vì 3 < 6 nên f(1) < f(2) Vậy hàm số đã cho đồng biến trên R |
C. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - 1 phút - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực. - Năng lực: Giải quyết vấn đề. |
||
GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà. |
Học sinh ghi vào vở để thực hiện. |
Bài cũ + Xem lại các bài đã chữa + Làm bài tập 6 sgk trang 45, 46, bài tập 4,5 sbt. Bài mới + Đọc trước bài Hàm số bậc nhất + Trả lời các câu hỏi trong SGK. |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 9 Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba
- Giáo án Toán 9 Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Giáo án Toán 9 Chương 2: Đường tròn
- Giáo án Toán 9 Chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Giáo án Toán 9 Chương 4: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
- Giáo án Toán 9 Chương 3: Góc với đường tròn
- Giáo án Toán 9 Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Toán lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Toán 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)