Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà - Kết nối tri thức
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà - Kết nối tri thức
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, về tài sản,...) do hỏa hoạn.
- Phát hiện được một số vật dễ cháy và giải thích được vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết cách ứng xử trong tình huống có cháy xảy ra ở nhà mình hoặc nhà người khác.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có ý thức phòng tránh hỏa hoạn và tôn trọng những quy định về phòng cháy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, tư liệu về một số vụ hỏa hoạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- Em đã nhìn thấy cháy nhà trong thực tế hoặc trên truyền hình chưa? - Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS trả lời. - Nguyên nhân: Cháy nhà do đun nấu bằng bếp củi (rơm, rạ), bếp ga, do chập điện,... - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được các nguy cơ có thể dẫn đến cháy nhà. + Nêu được hậu quả do hỏa hoạn và cách phòng tránh cháy. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nguy cơ/ nguyên nhân cháy nhà. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Điều gì xảy ra trong mỗi hình? + Những nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Những nguy cơ dẫn đến cháy nhà: đốt rác, rơm rạ gần đống rơm; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ bén lửa gần bếp đun nấu,... |
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày: + H1: Đốt rác bén vào đống rơm gay cháy nhà. + H2: Chập điện gây cháy nhà. + H3: Sặc điện thoại gây cháy nhà. + H4: Để những vật dễ bén lửa gần bếp củi đang đun nấu. - Những nguyên nhân dẫn đến cháy nhà: đốt rác, rơm rạ; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ bén lửa gần bếp đun nấu,... - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Những nguyên nhân khác gây cháy và cách phòng tránh cháy. (làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. + Nêu các nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: Nguyên nhân khác gây cháy: đốt vàng mã, trẻ em đùa nghịch lửa, không chú ý khi châm hương,... Hoạt động 3. Những thiệt hại do cháy gây ra và cách phòng tránh cháy. (làm việc nhóm 2) + Cháy gây thiệt hại gì? + Cách phòng cháy? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: - GV chiếu rên màn hình một số thiệt hại do cháy gây ra - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: + Hậu quả: Cháy nhà gây thiệt hại về người (bị bỏng, chết); thiệt hại về tài sản (hư hỏng đồ dùng, nhà cửa,..). + Cách phòng tránh cháy: Không để vật dễ cháy nơi đun nấu; Hệ thống điện phải lắp Aptomat tự ngắt toàn nhà; Đun bếp phải trông coi,... Hoạt động 4. Cách xử lí khi có cháy (làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. + Mọi người trong hình làm gì? + Nêu nhận xét của em về cách ứng xử đó? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: + H6,7,8 là cách xử lí hợp lí khi xảy ra cháy. + H9: cách xử lí không hợp lí khi xảy ra cháy. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Nguyên nhân gây cháy: không cẩn thận khi đốt rác, rơm rạ gần đống rơm; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ cháy nơi đun nấu, đốt vàng mã, trẻ em đùa nghịch lửa, không chú ý khi châm hương,... - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: * Hậu quả: Cháy nhà, thiệt hại về người (bị bỏng, chết); thiệt hại về tài sản (hư hỏng đồ dùng, nhà cửa,..). * Cách phòng tránh cháy: - Không để vật dễ cháy nơi đun nấu. - Hệ thống điện phải lắp Aptomat tự ngắt toàn nhà - Đun bếp phải trông coi. ... - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ3 - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + H6: Mọi người thoát khỏi đám cháy bằng cách bò thoát bằng cầu thang bộ. + H7: Bế em bé chạy ra ngoài đám cháy và kêu cứu. + H8: Gọi cứu hỏa + H9: Đổ nước và đám cháy điện: nguy hiểm gây cháy chập lớn hơn và điện giật chết người. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Hs phát hiện được một số vật dễ cháy trong gia đình và đề xuất được nơi cất giữ an toàn. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 5. Thực hành điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy nhà em theo gợi ý. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Bài 2,3: GVHD HS hoàn thành vào vở bài tập |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Chai dầu thắp- bếp ga, bếp lửa + Bao diêm- bếp ga, bếp lửa + Nến- bếp ga, bếp lửa - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 4: Ôn tập chủ đề gia đình
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 6: Truyền thống trường em
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tự nhiên Xã hội lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)