Giáo án Văn 10 bài Uy-Lít-Xơ trở về (tiết 2)

Giáo án Văn 10 bài Uy-Lít-Xơ trở về (tiết 2)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Hiểu được trí tuệ và tình yêu chung thuỷ là những phẩm chất cao đẹp mà con người trong thời đại Hômerơ khát khao vươn tới.

- Thấy được đặc sắc cơ bản của nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính, lối miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật sử thi của Hômerơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu 1 trích đoạn sử thi.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.

- Yêu thương, trân trọng giá trị của gia đình.

- Coi trọng người phụ nữ.

- Biết đề cao vẻ đẹp trí tuệ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực tư duy

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng. - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tóm tắt sử thi “Ô-đi-xê”.

- Phân tích tâm trạng Pê-nê-lốp.

3. Bài mới

● Hoạt động 1. Khởi động

Hô-e-rơ là người nghệ sĩ mù đã đi lang thang khắp đất nước Hy Lạp để kể về tác phẩm của mình ( ở thế kỷ thứ IX và VIII trước CN ). Tác phẩm Ô- đi- xê ra đời vào lúc người Hy Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới biển cả bao la và bí hiểm đó ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, khôn ngoan . Hình tượng Uy-lít-xơ trong Ô- đi -xê chính là lí tưởng hoá sức mạnh và trí tuệ người Hy Lạp. Để làm rõ điều đó chúng ta cùng tiếp tục đi tìm hiểu tiết 2 của văn bản Uy-lít-xơ trở về.

● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

GV:

- Khi bước xuống lầu, đối diện với người hành khất, tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào?

GV: Thấy thái độ lạnh lùng của mẹ, thái độ của Tê-lê-mác biểu hiện như thế nào?

Điều đó cho thấy chàng là người như thế nào?

GV:

- Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ gì?

GV:

- Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai?

GV:

- Sau khi tắm xong, dáng hình Uy-lít xơ thay đổi hẳn nhưng vẫn bị nghi ngờ. Chàng đã tỏ thái độ gì trong câu nói với Pê-nê-lốp và nhũ mẫu?

GV:

- Tâm trạng và cách xử trí của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của Uy-lít-xơ? Cách đưa ra thử thách về bí mật chiếc giường cưới của Pê-nê-lốp như thế nào?

Gv khắc sâu: Pê-nê-lốp thận trọng, tỉnh táo, khôn ngoan hướng theo câu nói có vẻ giận dỗi, trách móc của Uy-lít-xơ để đưa ra lệnh dịch chuyển chiếc giường cưới kỉ niệm riêng ẩn chứa bí mật rất riêng của hai người. Nếu ko phải là Uy-lít-xơ thì ko biết được bí mật → Nàng sẽ nhận rõ chân tướng của vị khách.

GV: Nếu là Uy-lít-xơ nhưng cũng có thể chàng đã quên bí mật đó vì đã 20 năm xa cách hoặc đã cố quên do thay lòng đổi dạ → Nàng sẽ biết được tình cảm thực của chàng đối với mình.

GV:

- Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư của họ?

GV:

- Nghe những lời nói của Uy-lít-xơ rõ ràng về bí mật của chiếc giường cưới, thái độ của Pê-nê-lốp thay đổi ra sao? Qua đây, có thể nói nàng quá tàn nhẫn hay ko?

GV:

- Để miêu tả niềm hạnh phúc, vui sướng tột cùng của Pê-nê-lốp, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn dài cuối đoạn trích?

● GV: Trước sự xúc động mãnh liệt của Pê-nê-lốp khi nàng nhận ra mình, tâm trạng của Uy-lít-xơ như thế nào?

● GV: Em hãy nhận xét khái quát về vẻ đẹp của Pê-nê-lốp cũng như của người phụ nữ Hi Lạp cổ đại qua đoạn trích?

● GV: Qua đoạn trích này, em nhận thấy những vẻ đẹp nào của nhân vật Uy-lít-xơ?

II. Đọc hiểu văn bản (tiếp)

2. Cuộc gặp gỡ - đoàn tụ

Bước 1: Gặp mặt.

- Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi bước xuống lầu:

+ Rất đỗi “phân vân”, lúng túng tìm cách ứng xử.

+ Dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng ko giấu được sự bàng hoàng, xúc động(...nàng đến trước mặt Uy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện... ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại ko nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp).

- Thái độ của Tê-lê-mác: trách mẹ gay gắt

→ sự nóng nảy, bộc trực của một chàng trai trẻ rất thương yêu cha mẹ.

- Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp:

+ Giải thích cho con hiểu tâm trạng “kinh ngạc”, phân vân, xúc động nhưng vẫn hết sức tỉnh táo của mình→ hành động giữ khoảng cách với Uy-lít-xơ.

+ Nói với con nhưng lại hướng tới Uy-lít-xơ → ngầm đưa ra thử thách (Nếu quả thực... ko ai biết hết) → khôn ngoan, thận trọng.

- Tác giả dùng 3 lần từ “thận trọng” để khắc họa đặc điểm con người của Pê-nê-lốp → định ngữ thể hiện vẻ đẹp trong phẩm chất nhân vật. Đây cũng là biện pháp nghệ thuật thường dùng của thể loại sử thi.

- Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai: nhẫn nại mỉm cười.

→ thấu hiểu Pê-nê-lốp.

Bởi nếu khẳng định mình là Uy-lít-xơ, chồng nàng Pê-nê-lốp, người mà nàng chờ đợi mỏi mòn bấy lâu trong khi chàng đang trong bộ dạng hành khất tiều tụy và hơn nữa Pê-nê-lốp vốn thận trọng, khôn ngoan sẽ ko

- tin lời chàng.

→ Chàng đồng tình chấp nhận thử thách của người vợ và tin vào trí tuệ của mình.

Bước 2: Đấu trí.

- Sau khi tắm, trở lại đúng dáng hình của mình, “đẹp như một vị thần” nhưng vẫn bị Pê-nê-lốp nghi ngờ → thái độ của Uy-lít-xơ:

+ Hờn dỗi, trách móc Pê-nê-lốp (Hẳn...xứ sở).

+ Thanh minh cho lòng chung thuỷ của mình (Thôi,...nay) → Tạo cớ cho Pê-nê-lốp đưa ra thử thách.

- Tâm trạng và cách xử trí của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của Uy-lít-xơ:

+ Thận trọng, tỉnh táo.

+ Khéo léo đưa ra thử thách về bí mật của chiếc giường cưới một cách như là tình cờ, rất tự nhiên, hợp lí.

→ Mục đích:

- Xác định rõ chân tướng của vị khách.

- Nếu là Uy-lít-xơ thực thì nàng sẽ biết được tình cảm thực của chàng đối với mình giờ như thế nào.

- Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư:

+ Giật mình, chột dạ, sợ Pê-nê-lốp đã thay lòng đổi dạ nếu như chiếc giường đã bị dịch chuyển.

+ Nói rõ bí mật của chiếc giường → giải đáp thử thách của Pê-nê-lốp và chứng tỏ lòng chung thủy của mình.

Bước 3: Đoàn tụ

- Khi Uy-lít-xơ nói rõ bí mật về chiếc giường cưới → Pê-nê-lốp hoàn toàn tin đó chính thực là Uy-lít-xơ, chồng nàng, người yêu thương và thuỷ chung với nàng → thái độ của nàng hoàn toàn thay đổi:

+ Xúc động cực điểm (Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên

trán chồng).

+ Cầu xin Uy-lít-xơ tha thứ.

+ Giải thích nguyên nhân của thái độ lạnh lùng, thận trọng đưa ra thử thách của mình (Nàng tin vào trí tuệ của Uy-lít-xơ và lo sợ bị lừa dối).

+ Oán trách thần linh gây nên sự mất mát lớn của 2 người (Ôi! Thần linh...đầu bạc.)

+ Khẳng định Uy-lít-xơ đã thuyết phục được sự hoài nghi, cảnh giác thường trực của nàng bằng việc chàng đã hóa giải được phép thử bí mật của chiếc giường cưới.

+ Bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng.

→ Pê-nê-lốp ko hề vô cảm, tàn nhẫn mà sự thận trọng, hoài nghi của nàng cho thấy tính chất phức tạp của thời đại- những nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa họ.

- Phép so sánh có đuôi dài (so sánh mở rộng)- cả vế A (cái so sánh) và vế B (cái được so sánh) đều là những câu dài.

→ Tác giả lấy cái mừng rỡ của những người thủy thủ bị đắm thuyền may mắn sống sót khi được đặt chân lên đất liền với niềm vui, niềm hạnh phúc khi Pê-nê-lốp nhận ra Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã thực sự trở về → diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ như được hồi sinh của nàng.

- Khi hiểu rõ tình cảm của Pê-nê-lốp, trước sự xúc động mãnh liệt của nàng, Uy-lít-xơ “khóc dầm dề”. Đó là nước mắt của sự cảm động, niềm vui, niềm hạnh phúc

→ Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp: Thông minh, nghị lực, thận trọng và khôn ngoan, thủy chung, kiên trinh bảo vệ phẩm giá của mình và hạnh phúc gia đình.

→ Vẻ đẹp của nhân vật Uy-lít-xơ: Cao quý, nhẫn nại, thông minh, thủy chung và hết lòng vì vợ con

GV:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

III. Tổng kết

1. Nội dung:

- Đề cao vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của con người Hi Lạp thời cổ đại.

- Khẳng định giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ, hôn nhân một vợ một chồng.

2. Nghệ thuật:

- Cách kể chậm rãi, tỉ mỉ (lối trì hoãn sử thi).

- Sử dụng đối thoại để khắc hoạ nội tâm.

- So sánh mở rộng.

- Dùng định ngữ khẳng định vẻ đẹp của nhân vật

● Hoạt động 3: Luyện tập

GV: Yêu cầu HS thực hành luyện tập thông qua trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi: Có thể so sánh giữa cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đăm Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về để thấy được sự giống nhau và khác nhau về bút pháp sử thi giữa hai tác phẩm, hai truyền thống văn học, qua đó nắm được những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp sử thi

Gợi ý:

- Giống nhau:

+ Dùng cái bên ngoài hay trực tiếp diễn tả từ bên trong tâm lí nhân vật ? Ví dụ ?

+ Có sử dụng lối miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết không ? Những đặc điểm miêu tả được lí tưởng hoá như thế nào ? Ví dụ ?

- Khác nhau:

+ Những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Đăm Săn có gì khác so với những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Ô-đi-xê ?

+ Chất dân gian trong sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ ở trích đoạn Đăm Săn khác như thế nào cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trau chuốt, trang trọng, cao nhã trong trích đoạn Ô-đi-xê ?

● Hoạt động 4: Vận dụng

GV: Từ kiến thức đã học yêu cầu HS vận dụng.

Câu hỏi

1. Diễn lại một vài cảnh trong trích đoạn

- HS thảo luận nhóm thực hiện

2. Thử nhập vai Uy-lít-xơ (hoặc Pê –nê- lốp) để kể lại câu chuyện.

Gợi ý:

1. Dựa theo đoạn trích, có thể tự biểu diễn cảnh Uy-lít-xơ trở về. Để tổ chức được một buổi biểu diễn, mỗi lớp cần chọn ra một số bạn có năng khiếu kịch, tổ chức phân vai, học lời thoại... Để tập luyện và biểu diễn được dễ dàng cần có sự cố vấn của thầy cô, cũng cần rút bớt những phần rườm rà trong lời thoại có như vậy, mục đích của buổi biểu diễn mới thành công.

2. Chú ý khi nhập vai Uy-lít-xơ, phải thay đổi các từ ngữ xưng hô, thay một số lời thoại trực tiếp của Uy-lít-xơ thành lời kể gián tiếp của mình (trong vai nhân vật).

4.Củng cố

- Cảnh gặp gỡ, đấu trí, đoàn tụ đầy hấp dẫn, cảm động.

- Vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.

5.Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Trả bài làm văn số 1.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên