Giáo án Vật Lí 6 Bài 16: Ròng rọc mới nhất

Giáo án Vật Lí 6 Bài 16: Ròng rọc mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

2. Kỹ năng: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.

3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :

Biết cách sử dụng ròng rọc trong đời sống và kĩ thuật

5. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.

b. Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng  lực cá nhân của HS.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SBT và dụng cụ thí nghiệm cho HS

2. HS: SGK, SBT, dụng cụ thí nghiệm :1 lực kế có GHĐ 5N; 01 quả nặng 2N, 1 ròng rọc động và 01 ròng rọc cố định, giá TN. (4 nhóm).

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (6’):

a. Câu hỏi :

Câu 1 : Đòn bẩy có cấu tạo như thế nào?

Câu 2: Muốn lực nâng vật nhẹ hơn trọng lượng của vật khi sử dụng đòn bẩy cần thỏa mãn điều kiện nào?

b. Đáp án và biểu điểm:

Câu 1 : Trình bày được cấu tạo của đòn bẩy ( 5đ)

Câu 2: Trình bày được : F2 < F1-> (OO2 > OO1). (5đ)

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV: Trong hình 41 là một phương án thứ tư trong việc nâng ống bê tông ra khỏi mương. Liệu có dễ dàng hơn không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:   tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV :

Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi C1.

Như thế nào là RRCĐ? Như thế nào là RRĐ?

Giáo viên có thể diễn giảng thêm cho học sinh về các loại ròng rọc nếu học sinh trả lời chưa chính xác và cho học sinh ghi tóm tắt vào vở.

i. tìm hiỂu vỀ ròng rỌc

C1:

-   Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ.

-  RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật.

a. Tổ chức cho HS làm thí nghiệm:

GV

Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm.

Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và cách lắp ráp thí nghiệm.

Lưu ý cho học sinh mắc ròng rọc sao cho khối trụ khỏi rơi.

Yêu cầu nhóm học sinh thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

b. Tổ chức cho học sinh  nhận xét kết quả:

GV :

Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày kết quả thí nghiệm vào câu C3, và thống nhất câu trả lời.

GV hướng dẫn học sinh thống nhất phần kết luận theo câu hỏi C4: điền từ vào chỗ trống.

Giáo viên chú ý cho học sinh cách thảo luận và dùng các thuật ngữ.

HS hoạt động nhóm nêu dự đoán và tiến hành làm thí nghiệm.

HS các nhóm cử đại diện nêu nhận xét kết quả TN và cả lớp hoàn thành câu C3

HS:

Từng HS hoàn thành nhận xét và vở.

- HS nêu kết luận và ghi vở

ii. ròng rỌc giúp con ngưỜi làm viỆc dỄ dàng hơn như thẾ nào?

1. Thí nghiệm:

a. Chuẩn bị:

- Lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo (hình 42)

b. Tiến hành đo:

- Đo lực kéo theo phương thẳng đứng (trọng lượng của vật).

- Đo lực kéo vật qua RRCĐ.

- Đo lực kéo vật qua RRĐ.

c. Ghi chép:

Sau mỗi lần đo, HS ghi chép kết quả cẩn thận vào bảng Kết quả thí nghiệm.

2. Nhận xét:

Dựa vào kết quả và thực nghiệm nêu ra các nhận xét:

C3:

a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau.

b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ.

3. Rút ra kết luận:

C4:

- RRCĐ có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

Dùng RRĐ thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?

Ròng rọc cố định giúp

A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.

B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

D. cả ba kết luận trên đều sai.

Đáp án

Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

⇒ Đáp án B

Bài 2: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng

A. ròng rọc cố định

B. mặt phẳng nghiêng.

C. đòn bẩy.

D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Đáp án

Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng ròng rọc cố định.

⇒ Đáp án A

Bài 3: Chọn câu đúng:

A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.

B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.

D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.

Đáp án

Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.

⇒ Đáp án C

Bài 4: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?

A. Một ròng rọc cố định.

B. Một ròng rọc động.

C. Hai ròng rọc cố định.

D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

Đáp án

Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.

⇒ Đáp án D

Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?

Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên

A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. bằng trọng lượng của vật.

C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.

Đáp án

Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

⇒ Đáp án C

Bài 6: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi

A. về lực

B. về hướng của lực

C. về đường đi

D. Cả 3 đều đúng

Đáp án

Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi về: lực, hướng của lực, đường đi ⇒ Đáp án D

Bài 7: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?

A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.

B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.

C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.

D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.

Đáp án

Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực là trường hợp sử dụng đòn bẩy ⇒ Đáp án C

Bài 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định

B. Ròng rọc động

C. Mặt phẳng nghiêng

D. Đòn bẩy

Đáp án

Ròng rọc cố định không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực

⇒ Đáp án A

Bài 9: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.

B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.

C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Đáp án

Ròng rọc cố định được sử dụng trong việc đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao như ở các công trường xây dựng…

Bài 10: Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi.

Đáp án

- Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi nên 3 ròng rọc động cho ta lợi 2.3 = 6 lần về lực và thiệt 6 lần về đường đi.

- Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực chứ không có tác dụng làm giảm hay tăng lực. Vì vậy quãng đường sợi dây phải đi là:

s = 6. h = 6. 1,5 = 9 (m)

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV yêu cầu HS:

- Tìm những ví dụ về sử dụng ròng rọc.

- Dùng ròng rọc có lợi gì?

Cho biết sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 43 có lợi hơn? Tại sao?

HS : Vận dụng kiến  thức trả lời các câu hỏi của GV.

Tùy vào học sinh: RRCĐ ở cột cờ, RRCĐ trong xây dựng dùng kéo bêtông lên cao.

Dùng RRCĐ cho ta đổi hướng của lực kéo. RRĐ cho ta lợi về lực

Sử dụng hệ thống một RRCĐ ghép với RRĐ có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn của lực vừa lợi về phương của lực kéo (xem hình 43).

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Một số hiện tượng thực tế

Giáo án Vật Lí 6 Bài 16: Ròng rọc mới nhất

Giáo án Vật Lí 6 Bài 16: Ròng rọc mới nhất

Giáo án Vật Lí 6 Bài 16: Ròng rọc mới nhất

4. Dặn dò (1’):

Học kĩ nội dung trên.

Làm các bài tập ở SBT

Xem trước tổng kết ôn tập chương cơ học.

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên